Thuốc cần tránh trong điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nhiều biến chứng. Tất cả các biến chứng sốt xuất huyết đều nguy hiểm, trong đó có thể nói xuất huyết là một trong những biến chứng tai hại nhất. Mặc dù vậy, nhiều phụ huynh không hề biết một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết ở trẻ sốt xuất huyết. Những thuốc này là gì? Đọc ngay bài viết của Thu Cúc TCI về các thuốc cần tránh trong điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà dưới đây.

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus Dengue, lây từ người sang người thông qua muỗi Aedes, đặc biệt là muỗi aedes aegypti và muỗi aedes albopictus. Bệnh truyền nhiễm cấp tính này có thể tiến triển đến sốt xuất huyết nặng, đặc trưng bởi các vấn đề: Sốc, suy hô hấp, xuất huyết và/hoặc suy giảm chức năng nội tạng.

Chẩn đoán lâm sàng sốt xuất huyết có thể rất khó khăn, vì các dấu hiệu nhận biết của bệnh truyền nhiễm cấp tính này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác. Bố mẹ cần nghi ngờ mắc sốt xuất huyết khi trẻ sốt cao kèm hai trong số các triệu chứng sau:

Bố mẹ cần nghi ngờ mắc sốt xuất huyết khi trẻ sốt cao.

Khi trẻ sốt cao, bố mẹ cần nghi ngờ trẻ mắc sốt xuất huyết.

– Đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp dữ dội;

– Buồn nôn, nôn;

Sưng hạch;

– Phát ban.

Các triệu chứng này thường kéo dài 3 – 7 ngày, xuất hiện sau thời gian ủ bệnh 4 – 10 ngày kể từ khi trẻ bị muỗi nhiễm virus Dengue đốt.

Một trong những đặc điểm phổ biến của trẻ sốt xuất huyết là số lượng tiểu cầu giảm mạnh. Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu, có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu; do đó, số lượng tiểu cầu giảm đồng nghĩa với khả năng xuất huyết tăng.

Sốt xuất huyết nặng là một biến chứng có thể gây tử vong của sốt xuất huyết. Hiện, không có phương pháp điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết cũng như biến chứng sốt xuất huyết nặng. Phát hiện sớm và tiếp cận kịp thời dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp giúp giảm tỷ lệ tử vong hiệu quả ở trẻ sốt xuất huyết.

2. Thuốc nào cần tránh trong điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà?

Có một số thuốc thông thường cần rất thận trọng hoặc tuyệt đối không sử dụng khi bị sốt xuất huyết. Những thuốc đó là các thuốc giảm đau kháng viêm NSAID khác, thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu.

2.1. Thuốc hạ sốt, giảm đau không steroid

Aspirin là một trong những thuốc hạ sốt, giảm đau phổ biến. Tuy nhiên, Aspirin được khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi bởi nó có thể làm phát sinh ở trẻ dưới 12 tuổi hội chứng Reye, rất nguy hiểm. Đối với trẻ sốt xuất huyết, Aspirin còn có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng/biến chứng xuất huyết.

Thuốc nào cần tránh trong điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà?

Aspirin là một trong những thuốc hạ sốt phổ biến.

Giống Aspirin, Diclofenac và Ibuprofen cũng thuộc nhóm các thuốc hạ sốt, giảm đau không steroid, thường được sử dụng. Những thuốc này có cơ chế hoạt động tương tự Aspirin, nhờ đó chúng kiểm soát tình trạng sốt, đau của cơ thể rất hiệu quả. Tuy nhiên, cũng vì thế, chúng có thể làm gia tăng tình trạng xuất huyết ở trẻ sốt xuất huyết.

2.2. Thuốc chống đông máu

Một thuốc khác, gọi là thuốc chống đông máu hay thuốc làm loãng máu cũng có những tác động tương tự các thuốc giảm đau kháng viêm NSAID đối với tình trạng xuất huyết ở trẻ sốt xuất huyết.

2.3. Thuốc kháng sinh

Sốt xuất huyết có thể làm giảm bạch cầu, do đó, về mặt lý thuyết, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở những trẻ điều trị nội trú. Vì vậy, nếu trẻ sốt xuất huyết bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt xuất huyết không biến chứng hay không bội nhiễm vi khuẩn, bố mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh. Bởi đối với trường hợp này, giá trị của kháng sinh là bằng 0, không những thế, kháng sinh còn có thể gây hại cho gan và thận trẻ, từ đó làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết biến chứng.

Ngoài không dùng các thuốc giảm đau kháng viêm NSAID, thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cũng như mức độ của biến chứng xuất huyết; không dùng kháng sinh vì chúng không có giá trị trong điều trị sốt xuất huyết lại có thể gây hại cho gan và thận, bố mẹ cần:

– Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà chuẩn xác.

– Để ý các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết chuyển biến xấu và cho trẻ nhập viện kịp thời. Những dấu hiệu đó là: Đau bụng dữ dội, xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo,…), xuất huyết nội tạng (nôn ra máu, tiểu tiện và đại tiện ra máu,…), rối loạn tri giác,…

Để ý các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết chuyển biến xấu và cho trẻ nhập viện kịp thời.

Cho trẻ nhập viện kịp thời khi trẻ có các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết chuyển biến xấu.

Mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh của muỗi, từ đó tạo điều kiện cho sốt xuất huyết bùng phát thành dịch. Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ không nên để nước đọng trong các vật chứa không có nắp đồng thời bố mẹ nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

Phía trên là các thuốc không nên sử dụng trong điều trị sốt xuất huyết cho trẻ. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital