Trong các phân độ trào ngược dạ dày thực quản (GERD) từ A đến D, tình trạng thực quản trào ngược độ A phổ biến nhất. Bài viết cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của hiện tượng này và cách đẩy lùi trào ngược dạ dày thực quản nói chung.
Menu xem nhanh:
1. Trào ngược dạ dày thực quản độ A là gì, khác gì so với các độ khác
Thực quản trào ngược độ A là tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây tổn thương nhẹ niêm mạc thực quản. Mặc dù là giai đoạn ban đầu, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả bệnh thực quản trào ngược độ A.
Có thể tham khảo hệ thống phân độ được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản dựa trên kết quả nội soi.
Cấp độ 0: Hiện tượng trào ngược có các triệu chứng rất mờ nhạt, thường khó phát hiện hoặc bị nhầm với trào ngược sinh lý bình thường.
Cấp độ A: Niêm mạc thực quản có vết viêm, trợt, loét nhỏ hơn 5mm. Đây là giai đoạn đầu của bệnh, thường không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
Cấp độ B: Niêm mạc thực quản có vết trượt, loét lớn hơn 5mm, phân tán lẻ tẻ.
Cấp độ C: Niêm mạc thực quản có các vết loét dài, liên tục hoặc các mảng loét lớn.
Cấp độ D: Xuất hiện biến chứng Barrett’s esophagus, khi các tế bào lót thực quản bị thay đổi do tiếp xúc thường xuyên với acid dạ dày.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
2.1. Nguyên nhân từ thực quản dẫn đến thực quản trào ngược độ A
– Suy giảm chức năng cơ thắt thực quản: Cơ thắt thực quản, nằm ở phần dưới của thực quản gần dạ dày, thường mở ra khi nuốt và sau đó đóng lại để ngăn chặn hiện tượng trào ngược. Nếu cơ này yếu đi, việc ngăn chặn dịch trào ngược trở lại dạ dày trở nên khó khăn, dẫn đến sự phát triển của GERD.
– Thoát vị hoành: Cơ hoành là lớp cơ ngăn cách giữa khoang bụng và khoang ngực. Khi phần trên của dạ dày bị trượt lên qua cơ hoành, hiện tượng trào ngược dạ dày có thể xảy ra dễ dàng hơn do áp lực từ cơ hoành không còn đủ mạnh để ngăn chặn.
2.2. Nguyên nhân từ dạ dày dẫn đến thực quản trào ngược độ A
– Thức ăn bị tắc lại trong dạ dày và thực quản: Các bệnh lý như ung thư dạ dày, hẹp môn vị, viêm dạ dày có thể gây ra sự tăng áp lực trong dạ dày, làm cho dịch dạ dày dễ trào ngược lên thực quản.
– Sự gia tăng áp lực đột ngột trong ổ bụng: Ho, hắt hơi hoặc hoạt động sử dụng sức mạnh có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng, dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
2.3. Các nguyên nhân khác dẫn đến thực quản trào ngược độ A
– Căng thẳng: Căng thẳng có thể gây rối loạn sự co bóp của thực quản, làm cho thực quản trở nên nhạy cảm hơn và dễ dàng giãn nở, dẫn đến việc dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.
– Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều vào buổi tối, tiêu thụ các loại trái cây có tính axit như cam, quýt khi đói, ăn thức ăn nhanh, hoặc thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ có thể tạo áp lực lên cơ thắt thực quản, làm yếu và giãn nở cơ không bình thường, dẫn đến trào ngược dạ dày.
– Yếu tố di truyền: Những người có các bệnh lý như sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, hoặc cơ thắt thực quản dưới yếu có nguy cơ cao bị GERD.
– Béo phì: Những người bị thừa cân có nguy cơ cao mắc trào ngược dạ dày thực quản do áp lực từ mỡ thừa lên dạ dày và cơ hoành.
3. Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản độ A
Thực quản trào ngược độ A là giai đoạn nhẹ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thường có các triệu chứng sau:
– Ợ nóng (Heartburn): Cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở vùng ngực, thường xảy ra sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
– (Regurgitation): Cảm giác dịch axit từ dạ dày trào ngược lên miệng hoặc cổ họng, gây ra vị chua hoặc đắng.
– Đau ngực: Có thể là đau nhói hoặc cảm giác ép chặt ở vùng ngực, đôi khi dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh tim.
– Khó nuốt (Dysphagia): Cảm giác khó nuốt hoặc cảm giác như thức ăn bị kẹt lại trong cổ họng hoặc ngực.
– Ho khan, viêm họng: Ho khan, viêm họng, hoặc cảm giác đau họng kéo dài mà không có lý do rõ ràng, có thể là do axit từ dạ dày gây kích thích vùng này.
– Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói: Axit dạ dày trào ngược có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản, dẫn đến giọng nói bị khàn hoặc thay đổi.
– Cảm giác đầy bụng, chướng bụng: Do sự trào ngược của axit dạ dày, người bệnh có thể cảm thấy bụng căng, chướng.
Những triệu chứng này thường xuất hiện nhiều hơn sau khi ăn, khi nằm xuống hoặc khi uốn cong người. Dù là độ A, tình trạng này vẫn cần được điều trị và theo dõi để ngăn ngừa tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn.
4. Chẩn đoán và điều trị thực quản trào ngược độ A
4.1. Chẩn đoán
– Khám bệnh và hỏi về tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về các dấu hiệu và triệu chứng mà bạn gặp phải, bao gồm tần suất, thời gian xuất hiện, và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn hoặc lối sống.
– Nội soi tiêu hóa trên: Sử dụng một ống nhỏ có gắn camera để kiểm tra lớp niêm mạc của thực quản, dạ dày, và phần đầu của ruột non, nhằm phát hiện các dấu hiệu viêm, loét, hoặc các tổn thương khác.
– Đo độ pH thực quản 24h: Kỹ thuật này đo lượng axit trong thực quản trong một khoảng thời gian xác định để đánh giá mức độ và tần suất của trào ngược axit.
– Đo áp lực và nhu động thực quản: Kiểm tra hoạt động của cơ vòng thực quản và động học của thực quản.
– Chụp X-quang: Sử dụng chất cản quang, hình ảnh X-quang giúp phát hiện các bất thường trong cấu trúc thực quản và dạ dày.
4.2. Khắc phục và điều trị trào ngược dạ dày thực quản độ A
Thay đổi lối sống là một cách hiệu quả và bền vững để kiểm soát trào ngược dạ dày thực quản:
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh các thực phẩm có thể kích thích trào ngược như cà phê, rượu, thực phẩm chua, cay, và đồ ăn chứa nhiều chất béo. Nên ăn nhiều bữa nhỏ và tránh ăn trước khi đi ngủ.
– Duy trì cân nặng hợp lý: Tránh thừa cân để giảm áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản, giảm nguy cơ trào ngược.
– Hút thuốc có thể làm giảm hiệu quả của cơ vòng thực quản dưới.
– Nâng cao đầu giường khi ngủ giảm các triệu chứng trào ngược vào ban đêm.
– Dùng thuốc kháng axit trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm triệu chứng ngay lập tức, thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp giảm sản xuất axit dạ dày, giúp làm lành các tổn thương thực quản, thuốc kháng H2,…
– Thủ thuật và phẫu thuật, tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt và phải do bác sĩ chỉ định cụ thể.
Trên đây là những thông tin về bệnh thực quản trào ngược độ A và những nguyên nhân, triệu chứng bệnh. Khắc phục trào ngược dạ dày thực quản nói chung có thể coi như một cuộc chiến “trường kỳ” mà bạn cần kiên trì thay đổi lối sống và điều trị chuyên khoa.