Menu xem nhanh:
1. Tại sao thực phẩm chứa nhiều oxalat làm tăng nguy cơ sỏi thận?
Oxalat là thành phần có trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn vào hàng ngày. Nếu được đưa vào cơ thể ở mức độ vừa phải nó là cần thiết, và dễ dàng được bài tiết ra ngoài.
Song nếu lạm dụng và đưa vào cơ thể quá nhiều thì oxalat lại làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Hơn nữa, nếu nước tiểu quá đặc hoặc nồng độ oxalat niệu quá cao thì nó rất dễ kết hợp với canxi tạo thành chất rắn không tan, lắng đọng tại ống thận gây ra sỏi.
2. Các loại thực phẩm giàu oxalat
Sỏi thận có thể hình thành khi bạn bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng oxalat cao:
2.1 Một số loại hạt chứa hàm lượng oxalat cao
Một số loại hạt như hạt thông, đậu Brazil, đậu nành… có chứa oxalat và góp phần tạo nên axit oxalic, từ đó tạo thành sỏi.
2.2 Các loại trái cây chứa nhiều oxalat
Các loại trái cây chứa nhiều oxalat bao gồm kiwi, quả mọng, nho…
2.3 Các loại rau chứa nhiều oxalat
Đậu bắp, tỏi tây, rau bina, củ cải… là những loại rau chứa hàm lượng oxalat cao.
2.4 Những đồ uống chứa hàm lượng oxalat cao
Socola, ca cao, trà… cũng là những thực phẩm có lượng oxalat cao.
2.5 Sử dụng vitamin C liều cao
Một số người lạm dụng dùng quá nhiều và dài ngày vitamin C liều cao rất dễ dẫn đến hình thành sỏi thận – tiết niệu. Bởi vì, vitamin C chuyển hóa thành oxalate, và nếu cơ thể bổ sung hàm lượng vitamin C liều cao trong nhiều ngày liền thì sẽ làm cho oxalat trong cơ thể tăng cao.
3. Bổ sung thực phẩm giàu oxalat như thế nào để hạn chế hình thành sỏi thận?
Để tránh dư thừa lượng oxalat trong cơ thể, chúng ta cần có biện pháp để hạn chế các loại thức ăn và nước uống chứa quá nhiều oxalat.
Ngoài ra, có thể ăn vừa phải những thực phẩm chứa oxalat kết hợp với ăn điều độ các thức ăn chứa canxi, bởi vì trong quá trình tiêu hóa, oxalat và canxi sẽ kết hợp với nhau trước khi đến thận và làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
4. Biện pháp phòng ngừa sỏi thận
Để sỏi thận không hình thành, phát triển và tái phát thì bạn cần bổ sung phù hợp những thực phẩm chứa oxalat và lưu ý một số điều sau:
4.1 Đi khám sức khỏe định kỳ
Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để bổ sung chất phù hợp, tránh tình trạng bổ sung chất không đúng cách hoặc thừa chất gây nên sỏi thận. Ngoài ra, việc đi khám sức khỏe định kỳ cũng giúp bạn phát hiện và điều trị sớm sỏi thận để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng và khó khăn trong điều trị.
4.2 Uống đủ nước
Uống đủ 2-3 lít nước/ngày, có thể uống nhiều hơn khi cơ thể mất nhiều nước hoặc thời tiết nắng nóng để hạn chế sự tích tụ các chất tạo sỏi.
4.3 Ăn uống điều độ
Có chế độ ăn uống khoa học, điều độ, tránh ăn mặn, hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo, đồ ăn nhanh… nên ăn uống điều độ các đồ ăn, không ăn quá nhiều một thực phẩm nào đó để hạn chế sự hình thành sỏi thận.
4.4 Rèn luyện sức khỏe thường xuyên
Rèn luyện sức khỏe, vận động thường xuyên không chỉ tăng cường sự dẻo dai, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn góp phần hạn chế sự tích tụ các chất tạo sỏi thận.