Thông tin về ung thư lưỡi ai cũng nên biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư vùng đầu – mặt – cổ tương đối phổ biến. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc thông tin cơ bản về bệnh ung thư lưỡi.

1. Ung thư lưỡi là gì?

Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư lưỡi xảy ra khi các tế bào ở lưỡi phân chia khỏi tầm kiểm soát và hình thành các khối u. Các khối u này phát triển và xâm lấn đến các mô, cơ quan lân cận sau đó di căn đến các vị trí xa hơn trong cơ thể. Ung thư lưỡi đe dọa sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày và tính mạng người bệnh.

ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ lưỡi

2. Nguyên nhân gây ung thư lưỡi

Nguyên nhân ung thư lưỡi đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Nghiện rượu
  • Bệnh xơ gan
  • Hút thuốc
  • Bệnh giang mai
  • Hút xì gà, tẩu thuốc hay hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu
  • Tiếp xúc với bức xạ cường độ cao
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư lưỡi

3. Triệu chứng ung thư lưỡi

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của ung thư lưỡi là xuất hiện một cục u hoặc đau ở lưỡi trong vài tuần. Vết loét trên lưỡi thường có màu đỏ hồng và chảy máu nếu có tác động.

ung thư lưỡi

Đau lưỡi là triệu chứng phổ biến của ung thư lưỡi

Bệnh nhân ung thư lưỡi cũng có thể có các biểu hiện:

  • Đau lưỡi hoặc gần lưỡi
  • Những thay đổi trong giọng nói, ví dụ như khàn tiếng
  • Khó nuốt

Nếu bạn bị đau trên lưỡi hoặc trong miệng trong vài tuần, hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

4. Điều trị ung thư lưỡi

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể. Các phương pháp phổ biến thường là:

  • Xạ trị: đây là phương pháp đóng vai trò điều trị triệt căn hoặc bổ trợ trong điều trị ung thư lưỡi. Phương pháp này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm miệng, cháy da, loét da, khô miệng…
ung thư lưỡi

Xạ trị là phương pháp đóng vai trò điều trị triệt căn hoặc bổ trợ trong điều trị ung thư lưỡi.

  • Hóa trị: phương pháp này nhằm giảm thể tích khối u, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất dưới dạng đơn hoặc đa chất truyền qua động mạch lưỡi hoặc theo đường toàn thân.
  • Phẫu thuật: đóng vai trò quan trọng trong phương pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi với mục đích điều trị triệt căn cần phải phẫu thuật rộng để lấy hết tổ chức ung thư, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh: ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng nhai, nuốt, nói… của người bệnh.

Để phòng bệnh ung thư lưỡi cần vệ sinh răng miệng tốt, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, nhai trầu. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên lưỡi, bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.Nếu thấy có vết loét lưỡi đáy cứng, bờ sần sùi, không đau, xuất hiện bên hông lưỡi không lành sau 2 tuần. Đặc biệt ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc, uống rượu cần tầm soát ung thư lưỡi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital