Thông tin quan trọng về Quinvaxem phòng 5 bệnh nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Quinvaxem còn gọi là vacxin 5 trong 1, phòng 5 bệnh truyền nhiễm trẻ nhỏ dễ mắc. Ở nước ta, mỗi năm có khoảng 1.6 – 1.7 triệu trẻ được tiêm 3 mũi này tại các cơ sở y tế. Cho đến sau năm 2018, loại này đã dần được thay thế bằng vacxin 6 trong 1. Tìm hiểu chi tiết thông tin chung về Quinvaxem, mức độ nguy hiểm của các bệnh được phòng ngừa và lý do ngừng tiêm chủng ngay sau đây.

1. Vacxin Quinvaxem là gì? Thông tin chung

Vacxin 5 trong 1 Quinvaxem được sản xuất bởi hãng Berna Biotech, Hàn Quốc. Sản phẩm này đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO chứng nhất đạt tiêu chuẩn và khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Tính đến nay, nó đã được lưu hành trên 91 quốc gia với hơn 400 triệu liều. Ở Việt Nam, 95% trẻ dưới 1 tuổi đã tiêm vacxin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng (2014).

– Thành phần: Trong 0.5ml vacxin này có chứa giải độc tố bạch hầu hàm lượng 7.5Lf, giải độc tố uốn ván 3.25 Lf, kháng nguyên ho gà toàn tế bào 15OU, kháng nguyên bề mặt viêm gan B 10μg, Hib oligosaccharide 10μg (kết hợp 25μg CRM 197). Ngoài ra còn một số phụ tá khác như nhôm phosphate gel 0.3mg, natri chloride 4,5mg, nước pha tiêm 0.5ml.

– Công dụng: Ngăn ngừa 5 bệnh truyền nhiễm dễ mắc ở trẻ nhỏ là bạch hầu, ho gà, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn HiB và viêm phổi.

– Độ tuổi tiêm phòng: Vacxin được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2, 3 và 4 tháng tuổi và tiêm bổ sung với liều 0.5ml cho trẻ từ 13 – 24 tháng sau sinh.

– Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ dị ứng với bất cứ thành phần nào của vacxin hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau lần tiêm vacxin 5 trong 1 trước đó. Nếu trẻ có bất thường trong não bộ, chống chỉ định với thành phần ho gà thì không tiêm vacxin ở dạng phối hợp. Hoãn tiêm với trẻ đang bị sốt cấp tính (trừ trường hợp sốt nhẹ do cảm cúm thông thường).

Theo báo Thanh Niên, đơn vị sản xuất vacxin Quinvaxem đã nhượng nhà máy sản xuất cho đơn vị khác. Vì vậy, loại vacxin này không còn được sử dụng ở nước ta nữa. Hiện nay, vacxin 5 trong 1 đã dần được thay thế bằng vacxin 6 trong 1. Phổ biến là 2 loại Hexaxim của Pháp và Infanrix hexa của Bỉ. Ngoài phòng 5 bệnh kể trên, vacxin 6 trong 1 còn có thêm các thành phần giúp phòng chống hiệu quả bệnh uốn ván, bại liệt.

vacxin 5 trong 1 đã dần được thay thế bằng vacxin 6 trong 1

Vacxin 5 trong 1 đã dần được thay thế bằng vacxin 6 trong 1

2. Quinvaxem phòng những bệnh nguy hiểm nào?

Như đã nói ở trên, Quinvaxem hay các loại vacxin 6 trong 1 có khả năng phòng ngừa nhiều bệnh dễ mắc và nguy hiểm. Cụ thể tính chất nguy hiểm của những bệnh này như thế nào?

2.1 Bệnh bạch hầu

Là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường mũi, xoang cánh mũi, hầu họng. Nguyên nhân là do ngoại độc tố của khuẩn bạch hầu tiết ra, tác động đến tim, thận và hệ thần kinh gây nhiễm độc toàn thân. Vi khuẩn gây bệnh Corynebacterium diphtheriae dễ dàng lây lan nhanh chóng, tạo thành ổ dịch lớn.

Theo thống kê của WHO, người mắc bệnh bạch hầu có nguy cơ tử vong cao lên đến 20%. Trong đó trẻ em, thanh thiếu niên chính là độ tuổi chiếm đa số.

2.2. Bệnh ho gà

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh qua đường hô hấp, do khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ho gà nhưng phổ biến và nguy hiểm nhất là ở trẻ sơ sinh.

Sau khoảng 6 – 20 ngày ủ bệnh không triệu chứng, trẻ bắt đầu viêm long đờm 1 – 2 tuần kèm theo sốt, chảy nước mũi, ho thành cơn kéo dài 15 – 20 tiếng ho liên tiếp. Con ho nhiều và kéo dài khiến trẻ yếu dần, tím tái, thậm chí ngừng thở do thiếu oxy.

Bệnh này có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ như viêm phổi, viêm phế quản, tổn thương não do thiếu oxy khi trẻ suy hô hấp và một số biến chứng nguy hiểm khác nếu chưa tiêm đủ 3 mũi vacxin.

2.3 Viêm gan B

Đây là một “căn bệnh thầm lặng”, được chia thành 2 loại cấp và mãn tính. Trong đó viêm gan B cấp tính chưa có thuốc điều trị, có thể lây sang người khác. Viêm gan B mãn tính không thể chữa khỏi, bạn phải chung sống với nó suốt phần đời còn lại.

Virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan. Theo thống kê, người bị viêm gan B có nguy cơ ung thư cao gấp 5 lần so với người không nhiễm. Tỷ lệ bệnh nhân viêm gan B bị ung thư gan lên đến 80%. Trong đó, 100% trẻ em ung thư gan do mắc viêm gan B trước đó.

2.4 Viêm màng não

HiB là khuẩn gram âm không di động, không sinh nha bào nhưng lây truyền qua đường không khí và tiếp xúc trực tiếp với chất bài tiết. Tỷ lệ tử vong của người bệnh viêm màng não do nhiễm khuẩn này ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể lên đến 40%. Bên cạnh đó, 10 – 15% những người sống sót bị biến chứng lâu dài như bại não, tràn dịch não, mất tính lực hai bên và mất thị lực.

2.5 Viêm phổi

Là một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ và cực kỳ nguy hiểm do có thể gây biến chứng ở nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó có những biến chứng dễ gây tử vong một cách nhanh chóng như tràn dịch phổi gây suy hô hấp, nhiễm trùng đường huyết, áp xe phổi và tình trạng suy tim, suy thận. Việc tiêm vacxin phòng ngừa là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm trên.

Trẻ nhỏ nên được tiêm vacxin Quinvaxem hoặc các vacxin 5 in 1, 6 in 1 để ngừa nhiều bệnh

Trẻ nhỏ nên được tiêm vacxin Quinvaxem hoặc các vacxin 5 in 1, 6 in 1 để ngừa nhiều bệnh

2.6 Uốn ván, bại liệt

Nhiễm trùng uốn ván là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao lên đến 80 -90% ở trẻ sơ sinh, ngay cả khi đã được điều trị. bệnh do khuẩn Clostridium xâm nhập vào cơ thể, sinh độc tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, các mô cơ.

Về bệnh bại liệt, đây là bệnh dễ lây, ít hoặc không có triệu chứng, do virus Polio gây ra. Ở trường hợp nặng, bệnh có thể gây liệt hai chân hoặc nửa thân dưới, gây khó nuốt, khó thở, dẫn đến tử vong. Căn bệnh này đã từng bùng phát thành ổ dịch lớn trên hầu hết các tỉnh phía bắc nước ta những năm 1960, khiến khoảng 17.000 trẻ mắc bệnh, hơn 500 trong số đó tử vong.

2. Lưu ý khi tiêm

Được biết, Quinvaxem hay các vacxin 6 trong 1 đều đã được chứng minh về tính an toàn cũng như hiệu quả ngừa bệnh. Tuy nhiên, cũng giống như phản ứng với các loại vacxin khác, một số trẻ có thể sốt nhẹ hoặc hơi sưng đau tại chỗ tiêm. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ tự hết trong vòng 24 giờ.

Ngoài biểu hiện sốt, số ít trường hợp trẻ có vài biểu hiện:

– Quấy khóc dai dẳng trong 48 giờ sau tiêm.

– Co giật không kèm theo sốt hoặc có sốt kéo dài hơn 1 ngày (tỉ lệ thấp).

– Giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng trong 48 giờ sau tiêm (tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 1:1.000.000)

– Sốc phản vệ (tỉ lệ 20:1.000.000).

Nếu thấy những phản ứng bất thường nêu trên, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về vacxin Quinvaxem và 5 bệnh được phòng ngừa. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI được trang bị hiện đại, tân tiến, có hệ thống bảo quản vacxin đạt chuẩn giúp giữ chất lượng, hiệu quả ngừa bệnh tối ưu. Tại đây có vui chơi đảm bảo được khử khuẩn sạch sẽ dành cho các bé. Trong thời gian theo dõi sau tiêm, nếu phát hiện có bất thường, TCI nhanh chóng thực hiện quy trình cấp cứu cần thiết. Đặt lịch tiêm chủng với TCI – An tâm bảo vệ sức khỏe cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital