Ung thư cổ tử cung là một trong số những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chị em phụ nữ. Để chủ động phòng ngừa căn bệnh này thì việc tiêm vacxin là vấn đề mà nữ giới không nên bỏ qua. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vacxin ngừa ung thư cổ tử cung và một số lưu ý khi tiêm.
Menu xem nhanh:
1. Biến chứng nguy hiểm của bệnh lý ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung nếu không được nhận diện sớm để điều trị kịp thời sẽ gây ra những nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hoặc tính mạng của người bệnh như:
– Chảy máu bất thường: Những trường hợp chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu báo động của ung thư cổ tử cung.
– Dịch âm đạo bất thường: Dịch âm đạo tăng tiết bất thường, màu sắc lạ như vàng, xanh như mủ có lẫn máu, mùi khó chó chịu.
– Hình thành cục máu đông: Đây có thể là kết quả của sự tương tác giữa các tế bào khối u. Nếu cục máu đông hình thành ở vị trí các chi sẽ gây triệu chứng sưng, đau, bầm tím. Nếu trường hợp này nặng hơn, các cục máu đông sẽ chặn tuần hoàn máu và dẫn tới tình trạng hoại tử.
– Phù hạch bạch huyết: Dấu hiệu này thường xảy ra ở người bệnh mắc ung thư cổ tử cung di căn tới hạch bạch huyết. Chất lỏng trong mô tích tụ, ứ đọng gây tình trạng phù nề cho cơ thể.
– Suy thận là một trong những biến chứng nguy hiểm của ung thư cổ tử cung. Khối u lớn sẽ chèn ép niệu quản, khiến nước tiểu tích tụ trong thận làm thận căng, sưng. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể khiến thận mất hoàn toàn chức năng. Suy thận do ung thư gây gia tăng tỷ lệ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Dấu hiệu suy thận thường gặp do ung thư như: Phù chân, phù toàn thân, tiểu ra máu, mệt mỏi kéo dài…
2. Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung mang lại lợi ích gì?
Ngoài việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng tầm soát ung thư thì tiêm vắc xin cũng đem lại những lợi ích nhất định như:
– Tạo ra các kháng thể để chống lại virus HPV.
– Phòng ngừa được các loại virus HPV gây mụn cóc tại bộ phận sinh dục.
– Có khả năng phòng ngừa một số bệnh khác như: Ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…
– Ngăn ngừa việc lây nhiễm virus từ mẹ sang con.
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay đang triển khai 2 loại chính và được chia lịch tiêm các mũi như sau:
– Gardasil 4 chủng: Tiêm 03 mũi trong vòng 6 tháng theo lịch từ 0-2-6 tháng (sau mũi 1) cho nữ từ > 09 – 26 tuổi.
– Gardasil 9 chủng: Tiêm 02 mũi lịch mũi 2 cách mũi 1 từ 6-12 tháng cho nam, nữ từ > 09-14 tuổi; Tiêm 03 mũi lịch 0-2-6 tháng (sau mũi 1) cho nam, nữ từ 15-26 tuổi.
3. Những lưu ý khi thực hiện tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung
Để hoạt động tiêm ngừa này được hiệu quả, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây:
3.1. Đối tượng nên tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung
– Các bé gái và phụ nữ nằm trong khoảng 9 đến 26 tuổi, chưa từng quan hệ tình dục.
– Đối với phụ nữ trên 26 tuổi, đã quan hệ tình dục.
Tiêm vắc xin nên được tiến hành càng sớm càng tốt, trước khi bị phơi nhiễm với virus. Vắc xin có hiệu quả bảo vệ kéo dài tới 30 năm.
3.2. Đối tượng không nên thực hiện tiêm vắc xin
Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung được đánh giá an toàn, tuy nhiên có một số đối tượng được chống chỉ định như:
– Phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc đang cho con bú, đối tượng chị em có ý định mang thai trong vòng 6 tháng tới.
– Phụ nữ đang mắc các bệnh lý mạn tính cấp độ nặng.
– Phụ nữ quá mẫn cảm hoặc dị ứng với một số thành phần của vắc xin.
– Nếu trường hợp chị em vừa thực hiện tiêm xong mũi 1 nhưng sau đó mang thai thì nên đợi tới khi sinh xong mới tiếp tục thực hiện tiêm mũi thứ 2 và thứ 3 theo chỉ định của bác sĩ.
3.3. Một số tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung
Với bất kỳ một loại thuốc hay vắc xin nào cũng có thể gây ra một số phản ứng với cơ thể. Những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp sau khi thực hiện tiêm ngừa là:
– Đau đầu, nôn ói.
– Sốt dưới 38 độ C.
– Đau hoặc nhức mỏi cơ thể.
– Sốc phản vệ thậm chí là ngất.
Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp bình thường xảy ra với cơ thể, nên chị em không cần quá lo lắng. Vì vậy, sau khi tiêm xong, nên ở lại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút để theo dõi các dấu hiệu và tình trạng cơ thể sau khi tiêm.
3.4. Việc nên làm trước khi thực hiện tiêm phòng
– Trước khi thực hiện tiêm phòng loại vắc xin này, chị em đã quan hệ tình dục nên thực hiện khám phụ khoa và thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Việc này đảm bảo được an toàn trong khi thực hiện tiêm và cũng phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể.
– Để đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin theo đúng lịch trình được khuyến cáo hoặc theo tư vấn của bác sĩ.
– Nếu do vấn đề sức khỏe hoặc bị ảnh hưởng bởi công việc cần lùi lịch tiêm thì sau đó nên tiêm bổ sung ngay mũi tiếp theo trong thời gian sớm nhất.
Như vậy có thể thấy, tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có thể giúp chị em tăng khả năng miễn dịch của cơ thể giúp chống lại một số chủng virus HPV thường liên quan tới ung thư nhưng không thể loại bỏ 100% nguy cơ mắc bệnh. Do vậy, bạn nên lưu ý trong việc chăm sóc, theo dõi sức khỏe, thay đổi lối sống khoa học lành mạnh, tăng cường và bổ sung đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy, nên bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện tiêm phòng ngừa.
Mong rằng qua bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết cho chị em về hoạt động tiêm vắc xin này và có những phương pháp chủ động để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất!