Thói quen nhịn tiểu có thể gây nên sỏi tiết niệu

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Trong số chúng ta, có không ít người thường xuyên nhịn tiểu do lười đi tiểu hoặc do tính chất công việc… việc làm này rất có hại cho sức khỏe và có thể là nguy cơ gây ra bệnh sỏi tiết niệu. Hãy cùng tìm hiểu thói quen nhịn tiểu có thể gây nên sỏi tiết niệu hay không? Và điều trị sỏi tiết niệu bằng cách nào? Qua bài viết dưới đây.

1. Tại sao nhịn tiểu có thể gây nên sỏi tiết niệu

Nhịn tiểu có thể gây nên sỏi tiết niệu

Nhiều người do công việc hoặc do thói quen thường hay nhịn tiểu, tuy nhiên nhịn tiểu sẽ tạo điều kiện cho các chất cặn bã lắng đọng lại hệ tiết niệu gây nên sỏi tiết niệu (ảnh minh họa)

Nhiều người do công việc hoặc do thói quen thường hay nhịn tiểu, việc này rất có hại cho sức khỏe, bởi nước tiểu có đến hàng trăm loại chất thải khác nhau của cơ thể. Khi chúng ta nhịn tiểu sẽ làm cho các chất cặn bã trong nước tiểu lắng cặn lại trong thận và bàng quang. Sau một thời gian dài tích tụ, các lắng cặn này sẽ hình thành nên sỏi thận, sỏi bàng quang và ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận.

Khi những viên sỏi đường tiết niệu di chuyển có thể gây tổn thương các bộ phận này, tạo môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng tiểu, viêm bàng quang.

2. Chớ xem thường sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp và hay tái phát với tỷ lệ mắc khoảng 4-12% dân số. Không chỉ do thường xuyên nhịn tiểu sỏi thận có thể hình thành do thói quen lười uống nước, ăn nhiều thực phẩm chứa oxalate hay uống quá nhiều canxi…

Dù nguyên nhân nào gây ra sỏi tiết niệu thì nếu không điều trị sỏi sớm cũng sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như:

– Sỏi di chuyển trong đường tiết niệu, nhất là những viên sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng và tiểu ra máu.

– Những viên sỏi có kích thước to hoặc sỏi hình thành ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, gây bí tiểu cấp tính và mạn tính và gây ra những cơn đau quặn thận.

– Sỏi tiết niệu nếu gây ra nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Ngoài ra, viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn gây hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản.

Thói quen nhịn tiểu có thể là nguyên nhân gây sỏi tiết niệu

Khi những viên sỏi di chuyển trong đường tiết niệu, nhất là những viên sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn vùng lưng hông kèm theo tiểu buốt, tiểu khó (ảnh minh họa)

3. Điều trị sỏi tiết niệu như thế nào?

Sỏi có thể hình thành ở nhiều vị trí với kích thước sỏi khác nhau trong hệ tiết niệu. Vì vậy, để có biện pháp điều trị sỏi tiết niệu phù hợp bạn cần thăm khám để được tư vấn biện pháp điều trị sỏi kịp thời, phù hợp:

– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ với sỏi thận nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và nhỏ hơn 1,5cm.

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser: Phương pháp áp dụng đối với sỏi thận lớn hơn 2cm, sỏi dạng san hô, sỏi niệu quản 1/3 trên và lớn hơn 1,5cm.

– Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser: Đối với sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước.

– Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: Áp dụng đối với sỏi niệu quản 1/3 giữa, 1/3 dưới và sỏi bàng quang lớn hơn 1cm và nhỏ hơn 1cm nhưng không thể thoát ra ngoài theo đường tiểu.

Tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp phòng ngừa và điều trị sỏi tiết niệu kịp thời

Tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp phòng ngừa và điều trị sỏi tiết niệu kịp thời

Để biết biện pháp điều trị và phòng ngừa sỏi tiết niệu hiệu quả bạn có thể đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital