Thời điểm tiêm phòng cúm lúc nào là thích hợp?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Cúm là một loại bệnh phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên chúng ta cần nắm được thời điểm tiêm phòng cúm lúc nào là thích hợp để có kế hoạch tiêm chủng bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

1. Những điều cần biết về cúm mùa và vắc xin cúm mùa

1.1. Khái niệm cúm mùa là gì?

Cúm mùa là một bệnh lý xảy ra theo mùa, thường lây truyền nhiều và nhanh nhất qua việc giao tiếp người với người, qua con đường hô hấp, hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh. Cúm mùa được đánh giá là bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ người nào. Bệnh lý cúm mùa thường phân tách ra làm 2 chủng chính đó là: tuýp A (H1N1, H3N2) và tuýp B (Yamagata, Victoria).

Mặc dù đánh giá cúm mùa là bệnh thông thường và xảy ra hàng năm tuy nhiên cũng không thể chủ quan coi thường bệnh lý này, nhất là với những nhóm đối tượng có miễn dịch kém, dễ gặp phải sự tấn công của các virus, vi khuẩn: người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang bầu,…

Theo nghiên cứu, hàng năm có tới hàng triệu người bị mắc bệnh cúm, mắc các biến chứng bệnh lý khác do cúm gây nên: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang,…Cúm rất dễ lây lan, do đó cũng rất dễ bùng phát thành dịch cúm, nhất là vào những thời điểm mùa cúm trong năm.

Thời điểm tiêm phòng cúm - Cúm mùa là một bệnh lý xảy ra theo mùa, thường lây truyền nhiều và nhanh nhất qua việc giao tiếp người với người, qua con đường hô hấp, hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh

Cúm mùa là một bệnh lý xảy ra theo mùa, thường lây truyền nhiều và nhanh nhất qua việc giao tiếp người với người, qua con đường hô hấp, hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh.

1.2. Tại sao cần phải tiêm vắc xin phòng cúm mùa hàng năm

Thực hiện tiêm vắc xin phòng cúm mùa hàng năm được các tổ chức Y tế trên thế giới khuyến cáo là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và tối ưu. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm vừa giúp phòng tránh khả năng lây lan bệnh cho người khác, đồng thời vừa giúp làm nhẹ các triệu chứng bệnh và mau khỏi bệnh hơn, hạn chế biến chứng sau đó. Tiêm vắc xin cúm hàng năm cũng đặc biệt cấp thiết đối với những nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém: người già, trẻ em, phụ nữ có thai,…

Thông thường, khi vắc xin được tiêm vào cơ thể, thì cơ thể sẽ mất từ 1-2 tuần để phát huy tác dụng, sản sinh ra kháng thể giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, tiêm vắc xin trước thời điểm mùa cúm mỗi năm hoặc thời điểm thích hợp trong năm là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Bên cạnh đó, mỗi 1 năm qua đi, các chủng virus cúm mùa cũng sẽ liên tục thay đổi về cơ chế. Theo đó, các loại vắc xin của từng năm cũng sẽ có sự thay đổi. Do vậy, bạn nên tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm để kịp thời bổ sung đề kháng cho cơ thể một cách tối ưu. Lời khuyên cho bạn là nên khám sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm chủng để biết phác đồ mũi tiêm và loại vắc xin tiêm chủng phù hợp.

2. Những điều cần ghi nhớ trước khi tiêm vắc xin phòng cúm

2.1. Thời điểm tiêm phòng cúm vào lúc nào là thích hợp

Như đã nói ở trên, việc tiêm phòng cúm hàng năm rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Đối với hệ miễn dịch bình thường, người khỏe mạnh thì khi bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn thì sẽ tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch kém thì các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nặng và lâu khỏi hơn. Do đó, khi cơ thể được tiêm phòng vắc xin sẽ giúp hạn chế nguy cơ khởi phát bệnh và để lại biến chứng.

Khi vắc xin được tiêm vào cơ thể sẽ mất 1-2 tuần để phát huy tác dụng. Do đó, chúng ta cần xem xét nên tiêm vắc xin vào lúc nào là thích hợp. Theo đó, chúng ta cần biết được lúc nào là mùa cúm hoạt động và đạt đỉnh để có kế hoạch tiêm chủng phù hợp.

Đối với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam thì mùa cúm có thể xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì chúng sẽ đạt đỉnh và có khả năng cao tạo thành dịch cúm vào tháng 3, 4, 9, 10 mỗi năm. Bên cạnh đó, mùa cúm cũng dễ lây lan và bùng phát vào thời điểm mùa đông, mùa xuân, hoặc lúc chuyển giao các mùa với nhau. Do vậy, lời khuyên đưa ra là nên tiêm phòng cúm trước khoảng 2 tuần – 1 tháng để đảm bảo vắc xin phát huy tác dụng.

Thời điểm tiêm phòng cúm - lời khuyên đưa ra là nên tiêm phòng cúm trước khoảng 2 tuần - 1 tháng để đảm bảo vắc xin phát huy tác dụng.

Lời khuyên đưa ra là nên tiêm phòng cúm trước khoảng 2 tuần – 1 tháng để đảm bảo vắc xin phát huy tác dụng.

Những phụ nữ trước khi mang thai thì càng cần phải nên tiêm vắc xin cúm, để phòng trừ khả năng bị mắc cúm trong thời gian đầu mang bầu. Lời khuyên cho các mẹ đang chuẩn bị có kế hoạch có em bé là nên tiêm đầy đủ các mũi vắc xin: cúm, 3in1 (sởi – quai bị -rubella, thủy đậu) vào khoảng 3 tháng trước khi thụ thai.

Bên cạnh đó, đối tượng trẻ em cũng là đối tượng dễ nhiễm bệnh. Lời khuyên là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin cúm từ 6 tháng tuổi trở đi, và tiêm theo chỉ định, phác đồ của bác sĩ chuyên khoa đưa ra.

Người cao tuổi, người già (trên 65 tuổi) cũng nên đi tiêm cúm hàng năm, để giúp hạn chế mắc bệnh, cũng như hạn chế để lại biến chứng sau khi mắc cúm.

2.2. Những đối tượng nào không nên tiêm vắc xin phòng cúm

Mặc dù tiêm phòng vắc xin cúm là việc nên thực hiện, tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý tới một số trường hợp không nên tiêm vắc xin cúm như sau:

– Đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ em có độ tuổi dưới 6 tháng tuổi

– Những đối tượng có tiền sử dị ứng với 1 trong số các hoạt chất trong vắc xin. Lời khuyên là nên báo với bác sĩ chuyên khoa khi khám sàng lọc trước tiêm.

– Có tiền sử mắc các bệnh như: hội chứng Guillain Barre (rối loạn thần kinh, viêm đa dây thần kinh)

– Không nên tiêm bất cứ loại vắc xin nào lúc cơ thể đang có dấu hiệu ốm, sốt, mệt mỏi.

3. Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin cúm là gì? Có đáng lo ngại không?

Thời điểm tiêm phòng cúm - nên ưu tiên lựa chọn tiêm chủng tại các cơ sở y tế, phòng tiêm đảm bảo tiêu chuẩn Bộ Y tế, có đội ngũ bác sĩ đầu ngành, nguồn cung cấp vắc xin chất lượng tốt để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Nên ưu tiên lựa chọn tiêm chủng tại các cơ sở y tế, phòng tiêm đảm bảo tiêu chuẩn Bộ Y tế, có đội ngũ bác sĩ đầu ngành, nguồn cung cấp vắc xin chất lượng tốt để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trên thực tế thì bất cứ loại vắc xin nào sau khi tiêm cũng có khả năng xảy ra phản ứng phụ. Tuy nhiên, điều này có xảy ra hay không, xảy ra nặng hay nhẹ lại tùy thuộc vào cơ địa và đề kháng của mỗi người. Đối với vắc xin cúm, một số phản ứng phụ có thể kể tới là: sưng, đau tại vị trí tiêm, đối với trẻ em có thể là quấy khóc, bỏ ăn, đối với người lớn có thể là đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu…Tuy nhiên, đa số các triệu chứng này đều có khả năng suy giảm và biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau tiêm. Do đó, việc chúng ta cần làm là nên theo dõi sức khỏe sau tiêm. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên đi thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, cũng nên ưu tiên lựa chọn tiêm chủng tại các cơ sở y tế, phòng tiêm đảm bảo tiêu chuẩn Bộ Y tế, có đội ngũ bác sĩ đầu ngành, nguồn cung cấp vắc xin chất lượng tốt để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về thời điểm tiêm phòng cúm. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn hoặc đặt lịch tiêm chủng cúm, vui lòng liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital