Thiếu máu não uống thuốc gì? Uống sai tai họa khôn lường!

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Thiếu máu não là bệnh lý tiền đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong. Các dấu hiệu đôi khi chỉ diễn ra thoáng qua rồi biến mất nên nhiều người vẫn thường chủ quan. Một số người cứ hễ đau đầu là nghĩ mình bị thiếu máu não và sử dụng các loại thuốc giúp tăng tuần hoàn máu não, nhưng liệu điều này có đúng? Thiếu máu não uống thuốc gì? Tai họa gì sẽ xảy ra khi người bệnh uống nhầm thuốc hoặc lạm dụng thuốc khi không cần thiết? Hãy tham khảo bài viết dưới đây!

1. Thiếu máu não là gì? 

Bộ não của chúng ta hoạt động tốt là do máu luôn cung cấp đủ cho não bộ hoạt động. Nếu quá trình dẫn máu lên não gặp “trục trặc” do tắc nghẽn chủ yếu là xơ vữa động mạch, các bệnh lý bệnh lý về tim mạch, thần kinh… gây cản trở, giảm dòng máu truyền lên não, gây thiếu máu não cục bộ. 

Nếu tuần hoàn não ngừng khoảng 6 giây, chúng ta sẽ ngất, ngừng khoảng 5 phút thì các tế bào não sẽ chết. Do đó thiếu máu não rất nguy hiểm, không được chủ quan. 

2. Biểu hiện khi bị thiếu máu não

Để biết thiếu máu não uống thuốc gì, trước hết bạn cần nhận biết được những biểu hiện khi bị thiếu máu não:

– Khi máu không cung cấp đủ cho não bộ hoạt động, các biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đi đứng loạng choạng, không vững, chân tay tê mỏi, mặt “sa sầm”, thị lực suy giảm, mất ngủ, thậm chí có thể ngất xỉu.

Các biểu hiện trên có thể chỉ “thoáng qua” khoảng vài phút nhưng cũng có người khoảng vài chục phút mới hết.

Nếu không tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử trí, tình trạng thiếu máu não sẽ còn tái phát liên tục, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động hàng ngày, công việc và nguy cơ gây đột quỵ sau này.

Biểu hiện thiếu máu não

Đau đầu, chóng mặt, đi đứng loạng choạng,… là biểu hiện của thiếu máu não.

3. Nguyên nhân thiếu máu não

3.1 Nguyên nhân bệnh lý

Có nhiều bệnh lý gây cản trở máu lưu thông lên não, đó là:

– Bệnh xơ vữa động mạch

– Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

– Chấn thương cột sống

– Huyết áp cao

– Tiểu đường (đái tháo đường)

– Rối loạn mỡ máu

– Béo phì

– Các bệnh lý về tim mạch

3.2 Các thói quen thiếu lành mạnh

Những thói quen sau cũng có thể gây tình trạng thiếu máu lên não như:

– Ngủ gối đầu quá cao

– Làm việc với điện thoại, máy tính trong thời gian dài

– Lạm dụng các chất kích thích

– Lười vận động

– Chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo

– Người làm công việc lao động trí óc với cường độ cao

– Hút thuốc lá

4. Những biến chứng mà thiếu máu não gây ra 

Nếu trong vòng 10 giây, các tế bào não nếu không được cung cấp máu, các mô não bắt đầu xuất hiện những rối loạn. Nếu tình trạng thiếu máu não kéo dài trong 4 phút, các tế bào thần kinh bắt đầu bị hủy hoại và không thể hồi phục lại được.

4.1 Thiếu máu não nhẹ

Nếu tình trạng thiếu máu não ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, làm việc khó tập trung, suy giảm trí nhớ,..

Thiếu máu nhẹ dễ gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đặc biệt là khi thay đổi tư thế một cách đột ngột (ngồi xuống đứng lên), thậm chí có người còn bị ngất. Khi bị thiếu máu lên não cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Thỉnh thoảng có thể kèm theo cảm giác tê bì tay chân như kiến bò dưới da. 

Nhiều người bị thiếu máu lên não thị lực suy giảm, ngủ không sâu giấc, thức giấc liên tục. 

4.2 Thiếu máu não nặng

Đột quỵ do thiếu máu não

Thiếu máu não cục bộ có thể gây tắc mạch máu não dẫn tới đột quỵ

Thiếu máu não chiếm gần 25% tổng số ca tai biến mạch máu não (đột quỵ) – Đây là căn bệnh gây tử vong thứ 3 trên thế giới chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. 

Thiếu máu não nặng, gây các vấn đề về tim mạch như rối loạn nhịp tim. Tim phải hoạt động nhiều để bơm đủ máu, bù đắp sự thiếu oxy lâu ngày dễ dẫn tới suy tim. Thiếu máu não kéo dài làm tổn thương thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng mất ý thức/trí nhớ tạm thời, tai biến mạch máu não dẫn tới đột tử, liệt nửa người,…

5. Bị thiếu máu não uống thuốc gì tốt? 

Nhiều người có biểu hiện đau đầu thường lầm tưởng là do thiếu máu não, nên đã tự ý mua các thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc dưỡng não, thuốc bổ não,… mà không cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng với chỉ định của bác sĩ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gặp các tác dụng phụ không mong muốn mà người bệnh không lường hết được. 

Thiếu máu não uống thuốc gì giúp tăng tuần hoàn não

Lạm dụng thuốc tăng tuần hoàn não gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe

Khi bị thiếu máu, người bệnh cần thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh sẽ thăm khám và đưa ra chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Bạn không được tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì điều này gây rất nhiều nguy hiểm. 

Nếu bạn có biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… đó có thể là biểu hiện của những bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh (các bệnh lý về thần kinh), không chỉ riêng bệnh thiếu máu não.

Do đó, bạn cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, không tự ý mua thuốc tăng tuần hoàn não, thuốc bổ não về tự điều trị bởi những thuốc bổ não cũng có những tác dụng phụ không mong muốn, nếu bạn sử dụng sai cách “con dao 2 lưỡi này sẽ tự cắt đứt tay của bạn”.

6. Lạm dụng thuốc tăng tuần hoàn não: tai họa khôn lường

Sau khi đã biết thiếu máu não uống thuốc gì, nhiều người lại có tâm lý phụ thuộc vào thuốc hay lạm dụng thuốc tăng tuần hoàn não. Điều này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu bạn lạm dụng thuốc kéo dài như:

– Đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, ngủ gà ngủ gật. 

– Người lớn tuổi sử dụng thuốc kéo dài có thể gây tăng hoặc làm xuất hiện các triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm.

– Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, cảm giác bồn chồn, dễ kích động,…

Thiếu máu não là căn bệnh nguy hiểm, bạn đừng chủ quan. Nếu có biểu hiện thiếu máu não, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nội thần kinh để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả. Tránh tự mua thuốc, lạm dụng thuốc điều trị khi không cần thiết. 

Bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng thiếu máu não của mình và được các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

Bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng thiếu máu não của mình và được các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

7. Phòng ngừa thiếu máu não bằng cách nào?

Bên cạnh việc điều trị y tế, người bệnh thiếu máu não cần lưu ý xây dựng cho mình lối sống và làm việc khoa học như sau: 

– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là omega 3, chất sắt, các loại vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn nội tạng động vật, các loại mỡ động vật, đồ ăn nhiều giàu mỡ dễ dẫn tới dư thừa cholesterol trong cơ thể. Không nên uống bia, rượu, nước ngọt có gas, đồ uống có chứa chất kích thích.

Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, tránh căng thẳng, stress, thức khuya,…

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, những bài tập nên vừa sức tránh tập quá sức tạo áp lực cho cơ thể.

Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.

Ngoài ra, người bị thiếu máu não cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nên tắm nước quá lạnh, khi ngủ cần tránh gió lùa. Mùa lạnh khi thức dậy vào buổi sáng cần nằm tĩnh dưỡng trên giường một lúc mới ngồi dậy, tránh ngồi dậy đột ngột.

Hi vọng qua những thông tin trên đây bạn đã biết thiếu máu não uống thuốc gì và nên uống như thế nào? Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa nội thân kinh. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc để tránh những tai họa đối với sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital