Thiếu máu não có chữa được không, điều trị thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Thiếu máu não được xem là bệnh lý “tiền đột quỵ. Nếu người bệnh chủ quan không có biện pháp kiểm soát tốt, biến chứng đột quỵ (tai biến mạch máu não) hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy nếu phát hiện sớm thì thiếu máu não có chữa được không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Thiếu máu não là gì và nguyên nhân gây bệnh

1.1 Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não, dẫn tới giảm oxy nuôi dưỡng các tế bào não. Vùng não thiếu hụt oxy và dưỡng chất sẽ bị suy giảm chức năng và có thể không thể phục hồi được hoàn toàn.

Bị thiếu máu não ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống thần kinh trung ương (não bộ) – đây là cơ quan “đầu não” chỉ huy hầu hết các hoạt động và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm.

Thiếu máu não có gây nguy hiểm không

Thiếu máu não thoáng qua hay thiếu máu não cục bộ đều nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.

1.2 Nguyên nhân gây thiếu máu não

Nguyên nhân gây thiếu máu não do rất nhiều yếu tố, sau đây là một số nguyên nhân chính như:

– Xơ vữa động mạch

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

– Máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu

– Dị dạng mạch máu

– Co mạch máu

– Chế độ dinh dưỡng

– Người mắc bệnh thần kinh – não bộ hoặc bệnh lý mạn tính như thiếu máu mạn tính,…

– Lo âu, căng thẳng,…

2. Các biểu hiện thiếu máu não

Muốn biết thiếu máu não có chữa được không, trước hết bạn cần nắm được các triệu chứng (biểu hiện) của bệnh thiếu máu não.

Thiếu máu lên não có nhiều triệu chứng mơ hồ, khó phát hiện. Thường cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng thì các triệu chứng này mới rõ rệt.

2.1 Thiếu máu não giai đoạn nhẹ

Thông thường ở giai đoạn đầu thiếu máu lên não ít có biểu hiện. Nếu có biểu hiện thì các triệu chứng này cũng chỉ thoáng qua như: hơi đau đầu, nhìn mờ, ù tai nhẹ, đi lại hơi choáng váng.

2.1 Thiếu máu não giai đoạn nặng

Nếu ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ cảm nhận các triệu chứng diễn ra rõ rệt hơn như:

– Đau đầu nhiều, cơn đau khu trú hoặc lan rộng, đau hơn khi người bệnh vận động hoặc phải suy nghĩ, tập trung làm một việc gì đó. Cơn đau có thể thoáng qua vài phút, vài chục phút thậm chí vài giờ và có thể tái đi tái lại.

– Chóng mặt: thiếu máu não khiến người bệnh có cảm giác chóng mặt như đang say sóng, người choáng váng, đi đứng loạng choạng không vững.

– Hoa mắt, giảm thị lực: nhiều người hay gọi là “tối sầm mắt mũi”. Cơn thiếu máu não khiến người bệnh hoa mắt, khả năng nhìn kém hơn so với bình thường nhất là khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột như ngồi xuống – đứng lên đột ngột,…

– Ù tai, khả năng nghe giảm: các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt đi kèm với ù tai, thính giác kém hơn, người bệnh cảm thấy ù ù trong tai như tiếng xe chạy hoặc tiếng sóng vỗ.

– Rối loạn cảm giác và vận động: tê bì, nhức mỏi tay chân, yếu cơ,…

Các triệu chứng thiếu máu não

Thiếu máu lên não có nhiều triệu chứng mơ hồ, khó phát hiện thường cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng thì các triệu chứng ngày càng rõ rệt.

3. Hậu quả do thiếu máu não gây ra

Thiếu máu não không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi bởi những triệu chứng trên mà còn gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm. Trong đó nguy hiểm nhất là đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Gần 80% các trường hợp tai biến mạch máu não (đột quỵ) là do tắc mạch (thiếu máu não do cục máu đông chèn ép), gần 20% là do vỡ mạch (xuất huyết mạch máu não).

Gần 90% người bị đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời để lại các di chứng nặng nề như tê liệt, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn đại tiểu tiện, tàn phế,…

Ngoài ra, thiếu máu não ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều bộ phận bởi não là cơ quan chỉ huy, khi não bị trì trệ hay hoạt động kém sẽ ảnh hưởng tới sự hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

4. Bệnh thiếu máu não có chữa được không?

Thiếu máu não cần xác định xem nguyên nhân gây ra là gì, trong rất nhiều các nguyên nhân nêu trên có những nguyên nhân có thể “tiêu diệt” hoàn toàn được và có những nguyên nhân có thể kiểm soát, cải thiện.

Vì vậy, bạn cần đi thăm khám với bác sĩ để xác định tình trạng thiếu máu não của mình là do những nguyên nhân nào, từ đó bác sĩ sẽ có tư vấn về phương pháp điều trị, can thiệp hiệu quả nhất, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và loại bỏ tình trạng thiếu máu não từ “gốc rễ”.

4.1 Các phương pháp chẩn đoán để biết thiếu máu não có chữa được không

Hiện nay có rất nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại có thể tầm soát và phát hiện sớm bệnh thiếu máu não do nguyên nhân nào. Tiêu biểu nhất là thông qua chụp cộng hưởng từ MRI sọ mạch (chụp MRI mạch não). Đây là phương pháp an toàn để kiểm tra, tầm soát mạch máu não, phát hiện các dị dạng mạch máu não và một số vấn đề có liên quan ở sọ não, mạch não. Hình ảnh 3 chiều thu được từ máy chụp cộng hưởng từ MRI sẽ cung cấp hình ảnh và các thông tin một cách chi tiết về vị trí bị tổn thương, mức độ thương tổn dây thần kinh – não bộ, qua đó bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Ngoài chụp cộng hưởng từ MRI, một số phương pháp khác cũng được áp dụng để kiểm tra và tầm soát các vấn đề về thần kinh – não bộ như: đo lưu huyết não, chụp cắt lớp vi tính MSCT, chụp X quang cột sống thẳng – nghiêng, xét nghiệm máu,…

4.2 Thiếu máu não có chữa được không nếu dùng thuốc?

Trên thị trường quảng cáo rất nhiều loại thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu não. Tuy nhiên, nếu chưa chẩn đoán được nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu não là gì, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Điều này không chỉ khiến người bệnh “tiền mất, tật vẫn mang” mà còn kéo dài thời gian điều trị bệnh. Không điều trị trúng đích, để lâu bệnh nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là đột quỵ.

Vì vậy, nếu có biểu hiện thiếu máu não dù là thoáng qua, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám với bác sĩ, sau khi được kiểm tra bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí đồng thời ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với bạn.

chụp MRI mạch máu não giúp xác định thiếu máu não có chữa được không

Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp an toàn giúp kiểm tra, tầm soát mạch máu não, phát hiện các dị dạng mạch máu não và một số vấn đề có liên quan ở sọ não.

5. Thiếu máu não nên khám ở khoa nào?

Khi có dấu hiệu thiếu máu não, bạn nên đến chuyên khoa nội thần kinh để được thăm khám. Khám đúng với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp quá trình chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác, từ đó mới đưa ra biện pháp điều trị đúng và hiệu quả. Khi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, ngoài vấn đề thiếu máu lên não, các bác sĩ còn có thể loại trừ giúp bạn một số nguyên nhân hoặc bệnh lý có biểu hiện tương tự thiếu máu não, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc và sức khỏe của bạn.

Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng thiếu máu não có chữa được không, hãy đến thăm khám với bác sĩ để được tầm soát và tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital