Tim giữ nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển máu đi nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Vì thế thiếu máu cơ tim gây ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh.
Menu xem nhanh:
Thiếu máu cơ tim là gì?
Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn động mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng cho tim), khiến cho lưu lượng máu được đưa đến nuôi dưỡng cơ tim giảm dần gây ra các cơn đau thắt ngực. Thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ có thể làm tổn hại cơ tim, lgiảm khả năng bơm máu của tim và có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người bệnh tim mạch.
Trước đây bệnh thiếu máu cơ tim thường gặp ở những người trung niên. Tuy nhiên thời gian gần đây độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ dưới 40 tuổi đang tăng lên đáng kể. Nguy hiểm hơn, có những người chỉ trên dưới 30 tuổi đã mắc bệnh này.
Các triệu chứng thiếu máu cơ tim thường gặp
Một số trường hợp mắc bệnh thiếu máu cơ tim không gặp phải bất kỳ dấu hiệu đặc trưng nào, trường hợp này còn được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Khi các động mạch tắc hẹp nhiều hơn, lượng máu nuôi tim suy giảm nghiêm trọng, bạn có thể trải qua một số các triệu chứng điển hình nhất là đau thắt ngực trái. Cơn đau thường lan sang cổ, hàm, vai, cánh tay trái, kèm theo các biểu hiện khác như:
– Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức
– Mệt mỏi rã rời chân tay
– Buồn nôn, ói mửa, buồn đi cầu, dấu hiệu gần giống như ngộ độc thực phẩm
– Vã mồ hôi lạnh
– Tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực
– Chóng mặt, choáng váng
Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Người bệnh thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải một số biến chứng như:
– Nhồi máu cơ tim: Do mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, thường liên quan đến sự nứt vỡ của mảng xơ vữa dẫn đến các cục máu đông khiến một vùng cơ tim bị hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng trong thời gian dài.
– Suy tim: cơ tim không được nhận đủ máu cần thiết để duy trì hoạt động theo nhu cầu của cơ thể, tình trạng này được gọi là suy tim.
– Rối loạn nhịp tim: do khả năng đáp ứng kém của cơ tim với các xung động trong tim dẫn đến nhịp tim nhanh, chậm bất thường.
THIẾU MÁU CƠ TIM CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Thiếu máu cơ tim tuy là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát được. Do đó khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ thiếu máu cơ tim, cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt với bác sĩ chuyên khoa.
Chẩn đoán thiếu máu cơ tim như thế nào?
Do các triệu chứng của thiếu máu cơ tim cục bộ có thể giống với nhiều bệnh tim khác, nên người bệnh cần đến chuyên khoa tim mạch của bệnh viện để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Sau khi khám tổng quát, họ sẽ được làm một số xét nghiệm dưới đây:
– Điện tâm đồ (ECG): Giúp phát hiện các bất thường trong hoạt động điện của tim – một dấu hiệu của thiếu máu cơ tim cục bộ. Điện tâm đồ hay điện tim thiếu máu cơ tim là một trong những xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim.
– Siêu âm tim: Để xác định các vùng tim bị tổn thương và không hoạt động hiệu quả.
– Quét hạt nhân tim: Để theo dõi dòng chảy của máu qua tim và phổi.
– Chụp Xquang động mạch vành: Để phát hiện tổn thương trong lòng mạch máu.
– Chụp CT tim hoặc mạch vành: Kiểm tra tình trạng vôi hóa mạch vành
– Thử nghiệm căng thẳng: Để đo chức năng tim, huyết áp, nhịp thở khi người bệnh vận động.
THIẾU MÁU CƠ TIM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Điều trị thiếu máu cơ tim (hay điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ), ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì người bệnh còn cần phải duy trì một lối sống lành mạnh để giúp cải thiện các triệu chứng của thiếu máu cơ tim và phòng ngừa những biến chứng của bệnh.
Duy trì lối sống lành mạnh:
– Nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động nặng, quá sức. Đồng thời hạn chế tối đa stress, căng thẳng và xúc động.
– Không hút thuốc lá và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caffein…
– Giảm muối, đường và các loại thực phẩm giàu cholesterol, tăng cường rau xanh và hoa quả.
– Kiểm soát tốt bệnh rối loạn mỡ máu, chỉ số đường huyết và huyết áp.
– Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày với những bộ môn phù hợp với lứa tuổi và thể lực như bơi lội, đi bộ…
Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim:
Các nhóm thuốc chính thường được sử dụng là nhóm Nitrat và Betaloc, có tác dụng giãn mạch, giảm nhu cầu oxy của cơ tim và giảm đau thắt ngực. Bạn cần lưu ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý dừng thuốc, vì có thể làm các triệu chứng của thiếu máu cơ tim xuất hiện nặng hơn, thậm chí là gây đột tử. Nếu cần thiết phải ngưng thuốc thì phải giảm liều từ từ, sau đó mới được ngưng hẳn.
Nhìn chung cách chữa bệnh thiếu máu cơ tim còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Cần thăm khám và tư vấn chi tiết với bác sĩ chuyên khoa để biết cách điều trị bệnh thiếu máu cơ tim nào phù hợp nhất với tình trạng của bản thân.
Khám và điều trị thiếu máu cơ tim tại bệnh viện Thu Cúc
Khám và điều trị hở van tim tại bệnh viện Thu Cúc, người bệnh sẽ được trực tiếp các giáo sư, bác sĩ giỏi hàng đầu trực tiếp thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị tiêu biểu như:
- Đại tá, PGS., TS., BS. Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Văn Quýnh – Chuyên gia Tim mạch với hơn 40 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao trong Quân đội.
- Bác sĩ CKII Y học lao động Nguyễn Ngọc Lân – nguyên là Chủ nhiệm khoa Nội chung tại Bệnh viện tuyến cuối Quân đội (Y học Hàng không).
-Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị những thiết bị y tế hiện đại nhất giúp tầm soát bệnh sớm và hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý tim mạch đạt hiệu quả cao.
-Hệ thống đặt lịch khám chuyên nghiệp, nhanh chóng giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho người bệnh. Theo đó người bệnh chỉ cần liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ.
-Cơ sở vật chất, phòng bệnh hiện đại, sạch đẹp, đội ngũ y tá, điều dưỡng nhiệt tình chăm sóc bệnh nhân, giúp rút ngắn quá trình điều trị, bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.
Ý kiến người bệnh
Nguyễn Thị Bích Hà, 49 tuổi, Hà Nội chia sẻ: “Tôi thường xuyên khám và điều trị bệnh tại bệnh viện Thu Cúc. Theo dõi điều trị thiếu máu cơ tim nhiều năm nay với bác sĩ Quýnh tôi được bác sĩ kiểm tra rất kĩ lưỡng, và chỉ định điều trị chu đáo. Ngoài ra, chi phí thăm khám tại viện cũng hợp lý và được thanh toán bảo hiểm. Tôi thấy hài lòng về dịch vụ tại bệnh viện Thu Cúc”.
Nếu cần tư vấn về bệnh thiếu máu cơ tim đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.