Tiền sản giật là vấn đề đáng lo ngại ở giai đoạn nửa sau của thai kỳ. Vấn đề này có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là yếu tố nâng cao tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu không nên đẻ thường. Tuy nhiên, thực tế có phải bất cứ thai phụ nào đối diện với tình trạng này cũng buộc phải đẻ mổ. Thai phụ bị tiền sản giật có đẻ thường được không và cần phải lưu ý những điều gì?
Menu xem nhanh:
1. Tiền sản giật và những triệu chứng thường gặp
Tiền sản giật được xếp vào nhóm bệnh lý thai nghén thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là giai đoạn trước khi lên cơn sản giật, mức độ nguy hiểm cao, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và thậm chí là tử vong.
Yếu tố prostaglandin trong cơ thể thai phụ được xác định là yếu tố khiến nguy cơ tiền sản giật tăng cao. Khi lượng máu tới các cơ quan bị giảm do mạch máu co thắt và nội mạch phù dày, thai phụ sẽ xuất hiện các triệu chứng của tiền sản giật. Tiền sản giật thường phổ biến nhất ở những phụ nữ có bệnh lý như bệnh thận, basedow, tiểu đường thai kỳ, bị tổn thương các cơ quan tạng phủ như gan, thận,…
Tiền sản giật có thể được nhận biết qua một vài triệu chứng điển hình:
– Huyết áp cao: Thai phụ có chỉ số huyết áp tối đa vượt quá 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu vượt quá 15mmHg so với chỉ số huyết áp khi chưa bước vào thai kỳ được xác định là trường hợp huyết áp cao. Đây là những trường hợp đặc biệt, rất dễ gặp tình trạng tiền sản giật.
Phụ nữ mang thai, huyết áp cao thường xuyên, nguy cơ tiền sản giật cũng tăng theo. Trong trường hợp sau sinh 6 tuần mà huyết áp chưa ổn định, các mẹ cần đi khám ngay để được tư vấn cách xử lý kịp thời, tránh để ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Protein niệu có dấu hiệu tăng cao: Lượng protein trong nước tiểu mẹ bầu càng cao thì nguy cơ tiền sản giật càng cao. Vấn đề này, các mẹ bầu có thể phát hiện được thông qua xét nghiệm nước tiểu.
– Phù nề: Thông thường, các mẹ bầu nguy cơ tiền sản giật bị phù nề ở chân và có dấu hiệu phù nhiều hơn về chiều và tối. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chứng phù nề có thể xuất hiện toàn thân, thậm chí có thể phù tràn dịch đa nang hay phù não, rất nguy hiểm.
– Thiếu máu, da xanh xao.
– Người mệt mỏi, uể oải.
– Buồn nôn khó chịu, đau thượng vị.
– Thường xuyên cảm thấy hoa mắt, mệt mỏi, choáng váng.
2. Biến chứng có thể gặp khi bị tiền sản giật đối với thai phụ và thai nhi
Tiền sản giật có khả năng gây ra nhiều vấn đề bệnh lý thai sản cho thai phụ, đồng thời cũng gây ra không ít nguy hiểm đối với thai nhi.
Với thai phụ, tình trạng tiền sản giật có thể dẫn tới một số biến chứng ra:
– Phù nề, phù não, võng mạc.
– Xuất huyết não.
– Gặp các vấn đề về thận như suy thận cấp, hoại tử ống thận, viêm thận.
– Gặp các vấn đề về tim, phổi.
– Rách nhau thai, rau bong non, sinh non.
Với thai nhi, tiền sản giật mang đến những nguy cơ:
– Suy dinh dưỡng, kém phát triển, đề kháng yếu.
– Chậm phát triển trí não, ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện của não bộ và hệ thần kinh.
– Dễ bị sinh non, mắc các bệnh về tim mạch.
3. Thai phụ bị tiền sản giật liệu có đẻ thường được không? Thời điểm nào là phù hợp để sinh nở khi bị tiền sản giật?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có tới 40% thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật có thể sinh thường. Tuy nhiên, những trường hợp tiền sản giật có nguy cơ biến chứng, rủi ro cao hoặc đã khiến cho mẹ bầu gặp phải một vài vấn đề, bệnh lý trong thai kỳ thì cần được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.
3.1. Thai phụ bị tiền sản giật có đẻ thường được không?
Các mẹ bầu vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng và nên sinh mổ khi được chẩn đoán tiền sản giật. Bởi tiền sản giật mang đến rất nhiều nguy cơ trong thai kỳ, đồng thời cũng khiến cho quá trình chuyển dạ trở nên khó khăn hơn.
Qua tuần thứ 36, khi thai nhi hoàn toàn ổn định và tử cung của thai phụ đã mềm thì việc sinh thường là có thể. Trong quá trình sinh, thai phụ cũng sẽ được các bác sĩ theo dõi sát sao, hỗ trợ đầy đủ để có thể an tâm vượt cạn.
Việc quan trọng nhất khi đẻ thường với phụ nữ có thai bị tiền sản giật đó là được khám, kiểm tra đầy đủ trước khi vượt cạn. Những xét nghiệm sản khoa gồm xét nghiệm máu, tổng phân tích nước tiểu, nghiệm pháp dung nạp đường, đo monitoring, siêu âm thai, tim thai,… đều cần được tiến hành đầy đủ, theo lộ trình khám thai định kỳ.
3.2. Bị tiền sản giật có đẻ thường được không? Thời điểm nào là phù hợp để thai phụ bị tiền sản giật có thể sinh nở
Dựa vào kết quả khám thai định kỳ qua từng mốc tuần thai, cùng với mức độ nguy hiểm, khả năng gây biến chứng của tiền sản giật mà các bác sĩ sẽ quyết định để mẹ bầu đẻ thường hay đẻ mổ, nên sinh nở ở thời điểm nào là thích hợp.
Đối với những thai phụ đã qua 36 tuần, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu mổ đẻ, kích chuyển dạ. Từ đó, vấn đề tiền sản giật được giải quyết.
Với những trường hợp tiền sản giật mức độ nhẹ, thai phụ có thể chủ động cải thiện tình trạng của bản thân bằng cách:
– Nghỉ ngơi đúng giờ, luôn cố gắng giữ trạng thái thư giãn. Khi nằm, thai phụ nên nằm nghiêng về bên trái.
– Có biện pháp kiểm soát huyết áp ở mức an toàn.
– Xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu thường xuyên để theo dõi các chỉ số.
Bởi vậy, các mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường với điều kiện tiền sản giật nhẹ và thai nhi được tối thiểu 36 tuần trở lên.
4. Phòng ngừa tiền sản giật thai kỳ, cần lưu ý vấn đề gì?
Để phòng ngừa tiền sản giật thai kỳ, chị em có thể áp dụng một số lưu ý sau:
– Bổ sung canxi thường xuyên qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống.
– Hạn chế các loại thực phẩm nhiều muối, dầu mỡ, có lượng calories cao.
– Tăng cường bổ sung vitamin C, D và E.
– Tập thể thao, vận động thường xuyên để rèn luyện thể lực tốt.
– Chủ động theo dõi huyết áp tại nhà, ngày đo 2 lần và ghi lại chỉ số của mỗi lần đo để thông báo, kết hợp cùng bác sĩ theo dõi thai kỳ.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc: “Bị tiền sản giật liệu có thể đẻ thường được không?” và một số lưu ý để chị em phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ. Cuối cùng, chị em vẫn nên thăm khám, theo dõi sức khỏe thai định kỳ để được hướng dẫn và tư vấn phương pháp sinh nở phù hợp nhất, đồng thời phòng tránh được những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, các mẹ bầu khi đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói sẽ được thăm khám, làm các xét nghiệm tầm soát biến chứng thai sản đầy đủ ứng với từng mốc thai kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ đồng hành, hỗ trợ các mẹ khám thai không giới hạn trong suốt thai kỳ.
Hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại cho kết quả thăm khám nhanh chóng, chính xác, giúp các mẹ có thể nắm chắc tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, các mẹ cũng sẽ được tham gia các lớp học tiền sản để nghe tư vấn sức khỏe, hỗ trợ giải đáp thắc mắc để đảm bảo an toàn cho cả thai kỳ. Các chuyên gia Dinh dưỡng của Thu Cúc TCI cũng sẽ luôn hỗ trợ, đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống cho các mẹ, đặc biệt hỗ trợ tốt cho việc cải thiện vấn đề tiền sản giật.
Bác sĩ đỡ đẻ, mổ đẻ có kinh nghiệm, chuyên môn cao, ứng phó kịp thời với nhiều ca sinh khó. Hàng nghìn ca sinh đã diễn ra thành công, “mẹ tròn con vuông” tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI.
Với những quyền lợi, tiện ích hấp dẫn từ quá trình khám, sàng lọc trước sinh tới khi đi sinh và lưu viện, nhiều chị em đã cho phản hồi rất tốt về dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI. Điều này cũng góp phần khẳng định uy tín, chất lượng phục vụ của Thu Cúc TCI trong lĩnh vực Sản phụ khoa.
Để được theo dõi thai kỳ cẩn thận, chính xác, có một hành trình sinh nở thuận lợi, an tâm, các mẹ bầu có thể tham khảo và lựa chọn đồng hành cùng Thu Cúc TCI. Mức chi phí hợp lý, được công khai rõ ràng, có áp dụng đồng thời bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh cùng nhiều ưu đãi, chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy hài lòng khi lựa chọn dịch vụ của Thu Cúc TCI.
Theo dõi sớm sức khỏe thai kỳ, nắm rõ tình trạng tiền sản giật là điều cần làm ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường. Vì vậy, các mẹ nên có kế hoạch, lộ trình khám thai từ sớm và nên lựa chọn một cơ sở chuyên khoa uy tín cùng đồng hành trong thời kỳ mang thai.