Tẩy cao răng: 3 điều cơ bản ai cũng nên biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Tẩy cao răng là việc làm cần thiết với hầu hết mọi người để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Thế nhưng có trường hợp nào không nên lấy cao răng hay không? Nên lấy cao răng theo phương pháp nào thì tốt? Lời giải đáp chi tiết những thắc mắc này sẽ có ngay trong bài viết bên dưới đây.

1. Vì sao cần tẩy mảng bám cao răng?

Tẩy mảng bám cao răng định kỳ rất cần thiết để chăm sóc, bảo vệ răng miệng

Tẩy mảng bám cao răng định kỳ rất cần thiết để chăm sóc, bảo vệ răng miệng

Cao răng (hay vôi răng) là các mảng bám hình thành, tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt và cặn mềm lâu ngày đã trở nên khô cứng. Không chỉ tồn tại trên bề mặt răng, cao răng còn tích tụ nhiều dưới nướu – vị trí khó thấy và khó có thể tự tác động loại bỏ.

Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, mọi người cần tẩy cao răng định kỳ khoảng 2 lần mỗi năm. Điều này vừa giúp làm sạch triệt để cao răng mảng bám, vừa ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng có thể xảy ra:

– Phòng tránh sâu răng và bệnh về nướu: Việc lấy cao răng giúp loại bỏ mảng bám trên răng, ngăn chặn sự tích tụ lâu dài của nó, và từ đó giảm nguy cơ phát sinh sâu răng. Vi khuẩn trong mảng bám tạo ra axit có thể gây ăn mòn men răng, đóng vai trò quan trọng trong việc gây sâu răng. Việc làm sạch mảng bám định kỳ còn giúp ngăn chặn vi khuẩn lây nhiễm lên nướu và vùng dưới đường viền nướu.

– Ngừa hôi miệng: Mảng bám tích tụ lâu dài trên răng có thể là nguyên nhân của hôi miệng, do đó, việc lấy cao răng giúp vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ. Bằng cách loại bỏ mảng bám, bạn cũng đồng thời loại bỏ vi khuẩn gây mùi, giúp duy trì hơi thở thơm mát và sảng khoái.

Ngoài ra, lấy cao răng định kỳ còn là cách giúp bạn tầm soát sớm các bệnh lý liên quan đến răng miệng, kịp thời điều trị để không gây ra biến chứng hay hệ quả nghiêm trọng với hàm răng. Đồng thời, đây cũng là cách giúp mỗi người tự tăng cường bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Lý do là vì khi vi khuẩn tồn tại lâu ngày trên các vùng mảng bám, chúng sẽ có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe như: bệnh hầu họng, bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng nướu, tấn công vào phế quản, phổi…

Như vậy, tẩy mảng bám cao răng định kỳ là việc làm cần thiết. Mục đích nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung và sức khỏe cơ thể nói chung.

2. Những ai nên lấy và không nên lấy cao răng

Dù lấy cao răng định kỳ là việc làm cần thiết nhưng không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Một số đối tượng vẫn được chuyên gia khuyến cáo không nên lấy cao răng, hoặc tạm thời trong một thời điểm nhất định không được đi lấy cao răng.

Các đối tượng nên đi lấy cao răng định kỳ bao gồm:

– Người xuất hiện nhiều mảng bám cao răng, có thể quan sát rõ bằng mắt thường, dù chưa đến kỳ phải đi lấy.

– Người bị viêm nha chu, viêm nướu do tác động của cao răng.

– Thai phụ có cao răng, mục đích để giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến răng miệng trong thời kỳ thai nghén, như u nướu do thai nghén.

– Người có cao răng khi được chỉ định trám răng, nhổ răng, tẩy trắng răng… Đây là việc làm cần thiết trước khi tiến hành các biện pháp điều trị răng.

– Bệnh nhân trước khi xạ trị hoặc phẫu thuật. Điều này nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho người bệnh.

Người đang trong giai đoạn bị viêm nha chu thì không nên lấy cao răng

Người đang trong giai đoạn bị viêm nha chu thì không nên lấy cao răng

Các đối tượng không nên lấy cao răng bao gồm:

– Người đang mắc các bệnh nha chu cấp, viêm nướu, hay viêm nướu hoại tử cấp tính.

– Người không thể há miệng hoặc gặp khó khăn khi há miệng thì chưa nên lấy cao răng.

– Người không thể thở bằng mũi hoặc không thích thở miệng.

– Người đang mắc các bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên, nếu cố lấy cao răng sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng.

– Người đang mắc bệnh viêm tủy cấp không chịu được nước lạnh hay độ rung của đầu lấy cao răng.

– Bệnh nhân tiểu đường mắc các biến chứng viêm nha chu trầm trọng cũng không được lấy cao răng.

– Người mắc bệnh qua đường nước bọt, sốt xuất huyết

– Người có rối loạn đông máu, nếu lấy cao răng có thể gây ra vấn đề về đông máu cho những người này.

– Người không thể kiểm soát hoặc tự chủ được do mắc một số bệnh lý thần kinh cơ như co giật cơ, động kinh…

3. Các cách tẩy cao răng phổ biến hiện nay

2.1. Dùng mẹo dân gian để loại bỏ mảng bám cao răng

Để loại đi mảng bám cao răng, nhiều người đã sử dụng tới các mẹo dân gian. Một số mẹo loại bỏ mảng bám cao răng thường được áp dụng phổ biến như: dùng chanh và muối, dùng dầu dừa, dùng dầu ô liu, baking soda…

Song cần lưu ý rằng, hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định hiệu quả tẩy mảng bám cao răng của các phương pháp dân gian. Bên cạnh đó, nếu quyết định sử dụng cách này thì bạn cần hết sức cẩn trọng, tránh lạm dụng để không xảy ra các tác dụng phụ như: gây tổn thương răng nướu, khiến răng bị ê buốt…

2.2. Tẩy cao răng bằng dụng cụ lấy cao răng

Tự tẩy cao răng bằng cách dùng dụng cụ lấy cao răng ở nhà hiện là cách được nhiều người áp dụng. Với cách này, bạn cần đầu tư bộ dụng cụ tự lấy cao răng. Quá trình thực hiện lấy cao răng cần đảm bảo vệ sinh, mọi thao tác nhẹ nhàng để không tổn thương răng nướu.

Tuy nhiên, vì tự mình thực hiện nên hiệu quả đạt được rất hạn chế, các răng hàm tận sâu bên trong hay cao răng dưới nướu gần như không thể xử lý. Chỉ cần chút bất cẩn, các dụng cụ lấy cao răng có thể lập tức gây tổn thương răng nướu của bạn. Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ về biện pháp trị cao răng này.

2.3. Tẩy cao răng tại nha khoa chuyên nghiệp

Tẩy cao răng tại nha khoa chuyên nghiệp cho hiệu quả cao, thời gian nhanh chóng

Tẩy cao răng tại nha khoa chuyên nghiệp cho hiệu quả cao, thời gian nhanh chóng

Tẩy cao răng tại nha khoa chuyên nghiệp hiện được đánh giá là biện pháp nhanh, gọn, cho hiệu quả cao. Đây cũng là phương pháp được mọi chuyên gia khuyên dùng.

Tại chuyên khoa Răng hàm mặt, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, dịch vụ lấy cao răng được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ nha khoa nhiều năm kinh nghiệm, sử dụng máy móc áp dụng công nghệ hiện đại. Nhờ đó, các mảng bám cao răng của bạn sẽ được xử trí loại bỏ triệt để, nhẹ nhàng chỉ từ 10 – 15 phút. Hơn thế, sau khi loại bỏ cao răng, các bác sĩ nha khoa còn tiến hành xử lý đánh bóng răng, ngăn ngừa mảng tái hình thành trên răng. Giá dịch vụ lấy cao răng hiện cũng không hề cao, chỉ dao động khoảng 200.000 đồng, phù hợp với khả năng chi trả của mọi đối tượng khách hàng.

Trên đây là 3 điều cơ bản ai cũng nên biết về tẩy cao răng. Nếu cũng đang nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ lấy cao răng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay Thu Cúc TCI để nhận tư vấn chi tiết nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital