Tất tần tật 3 điều cần biết khi chụp MRI tổng quát

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI 

Hoàng Hữu Luận

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Chụp MRI tổng quát với mục đích giúp phát hiện sớm một số bệnh lý tiềm ẩn, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho người dân. Dưới đây là tất tần tật 3 điều cần biết cho người dân khi chụp cộng hưởng từ MRI tổng quát. 

1. Chụp MRI tổng quát là gì?

1.1. Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ hay còn được gọi là chụp MRI toàn thân được biết đến là kỹ thuật sử dụng từ trường và sóng radio. Nhờ tác động của các sóng trên, các nguyên tử Hydrogen trong cơ thể sẽ được hấp thụ và giải phóng năng lượng ra bên ngoài. Quá trình này sẽ được máy ghi nhận, xử lý và chuyển đổi thành tín hiệu hình ảnh trên phim chụp.

Đây là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao, được ứng dụng công nghệ quét 3 chiều toàn bộ cơ thể, cho ra hình ảnh có độ sắc nét, tương phản cao, rõ ràng và chi tiết. Vì vậy, ở các tổn thương lớn, nhỏ của từng cơ quan, vị trí cần khảo sát đều được kỹ thuật này hiển thị rõ ràng. Không chỉ vậy, bác sĩ cũng có thể sử dụng hình ảnh chụp MRI để tái tạo 3D, qua đó nâng cao hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý.

chụp MRI tổng quát hỗ trợ đánh giá toàn diện bệnh lý

Chụp MRI tổng quát hỗ trợ đánh giá toàn diện bệnh lý

1.2. Phân biệt với chụp X quang, CT-scan

1.2.1. Chụp MRI

– Kỹ thuật chụp: sử dụng sóng vô tuyến và từ trường.

– Hiệu quả chẩn đoán hình ảnh: cung cấp hình ảnh có chất lượng cao, sắc nét và chi tiết hơn so với CT. Tạo  hình ảnh các mô mềm, các vị trí chi tiết tốt hơn nhiều so với CT.

– Tốc độ chụp: thời gian chụp trung bình khoảng 10 – 30 phút, tùy vào số lượng bộ phận cần chụp và sự hợp tác của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chuyên môn hoặc kỹ thuật viên phát hiện biểu hiện thấy bất thường trong quá trình chụp, thời gian sẽ có thể kéo dài hơn.

– Tiếng ồn: máy MRI tạo ra tiếng ồn lớn, vậy nên cần sử dụng tai nghe hoặc nút tai để tránh ảnh hưởng thính lực.

– Không gian máy: máy MRI giống như một ống lớn, vì vậy những khách hàng bị sợ không gian kín có thể sẽ bị lo lắng căng thẳng khi nằm trong máy lâu.

– Chi phí: khá cao.

1.2.2. Chụp X quang

– Kỹ thuật chụp: phần cơ thể cần chụp đặt giữa máy chụp X-quang và tấm phim chụp ảnh hoặc cảm biến X-quang kỹ thuật số.

– Hiệu quả chẩn đoán hình ảnh:

– Tốc độ chụp: khá nhanh

– Tiếng ồn: chụp X quang không gây ra tiếng ồn

– Không gian máy: có không gian rộng rãi và mở

– Chi phí: Được sử dụng phổ biến và ít tốn kém

1.2.3. CT-scan

– Kỹ thuật chụp: sử dụng bức xạ tia X với liều thấp.

– Hiệu quả chẩn đoán hình ảnh: thích hợp để chụp hình ảnh xương và mạch máu.

– Tốc độ chụp: thời gian chụp khoảng 5-15 phút, thích hợp hơn trong những trường hợp y tế khẩn cấp.

– Tiếng ồn: Máy CT tạo ra âm thành nhẹ nhàng, không cần dùng thiết bị bảo vệ tai.

– Không gian máy: có không gian rộng rãi và mở.

– Chi phí: Được sử dụng phổ biến và ít tốn kém.

Chụp CT

Phân biệt rõ chụp CT với chụp MRI là rất cần thiết

2. Những ai nên chụp cộng hưởng từ MRI tổng quát

Với những trường hợp bệnh nhân gặp các trường hợp sau đây, bác sĩ có chuyên môn sẽ tư vấn và yêu cầu chụp MRI:

– Trường hợp nghi ngờ u não, u thần kinh sọ não, tai biến, chấn thương, động kinh, bệnh chất trắng, viêm não-màng não, các dị tật bẩm sinh, và những bệnh liên quan đến mạch máu.

– Các trường hợp có bệnh liên quan đến mắt, chấn thương, viêm nhiễm, tai mũi họng như u.

– Các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, chấn thương, viêm, u tủy sống.

– Các bệnh liên quan đến khớp như cổ tay, và cổ chân, khớp gối, khớp vai, khớp háng, khớp khuỷu tay.

– Trường hợp nghi ngờ có khối u phần mềm, phát hiện sớm ung thư. Tiến hành kiểm tra tình trạng các cơ quan nội tạng như gan, lách, phổi, và các bệnh về vú, tử cung, phần phụ.

3. Lợi ích khi chụp cộng hưởng từ MRI tổng quát

3.1. Phát hiện sớm một số bệnh lý nguy hiểm nhờ chụp chụp MRI tổng quát

– Chụp MRI giúp phát hiện khối u, ung thư ngay từ giai đoạn sớm, khi chưa có triệu chứng.

– Phát hiện các bệnh tim mạch, mạch máu não như đột quỵ, phình động mạch.

– Kiểm tra hệ thần kinh, giúp phát hiện bệnh Alzheimer, Parkinson.

3.2. Đánh giá toàn diện cơ thể

– Kiểm tra não bộ, tim, phổi, gan, thận, xương khớp… chỉ trong một lần chụp.

– Phù hợp cho người bận rộn, muốn kiểm tra sức khỏe tổng thể mà không cần thực hiện nhiều xét nghiệm riêng lẻ.

3.3. Hình ảnh chi tiết, độ chính xác cao

– MRI tạo ra hình ảnh sắc nét, rõ ràng hơn so với X-quang hay CT-scan.

– Phát hiện các bất thường nhỏ trong mô mềm, cơ, dây thần kinh mà các phương pháp khác có thể bỏ sót.

3.4. Không sử dụng tia X

– Không giống như X-quang hay CT, MRI không dùng tia X, không gây ảnh hưởng đến tế bào cơ thể.

– Phù hợp với phụ nữ mang thai (trong một số trường hợp) và người có nhu cầu chụp nhiều lần.

3.5. Hỗ trợ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị chính xác thông qua chụp MRI tổng quát

– Giúp bác sĩ trong việc theo dõi tiến triển của bệnh lý và đánh giá hiệu quả trong quá trình điều trị.

– Hỗ trợ lên kế hoạch phẫu thuật chính xác hơn, đặc biệt trong các ca mổ thần kinh, xương khớp.

Chụp MRI hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán

Chụp MRI hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh

3.6. Không gây đau đớn

– Không cần tiêm thuốc cản quang trong nhiều trường hợp.

– Không có vết mổ, không cần thời gian hồi phục sau khi chụp.

3.7. Hỗ trợ phát hiện bệnh lý tiềm ẩn mà không cần triệu chứng rõ ràng

– Nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, u não, xơ gan giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng.

– Chụp MRI giúp kiểm tra sức khỏe toàn diện, nhất là với người có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Chụp MRI tổng quát không chỉ giúp mọi người phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn mà còn là một trong những bước quan trọng để bảo vệ cơ thể một cách toàn diện. Đừng đợi đến khi có triệu chứng mới bắt đầu quan tâm – hãy chủ động kiểm tra sức khỏe ngay hôm nay để an tâm sống khỏe mỗi ngày. Hi vọng thông qua bài viết này, khách hàng có thể nắm rõ được những điều cần biết khi chụp cộng hưởng từ MRI tổng quát để không bỏ lỡ những danh mục mà mình cần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital