Tán sỏi niệu quản qua nội soi là một trong những giải pháp điều trị sỏi đang được áp dụng rộng rãi hiện nay. Đây được đánh giá là phương pháp áp dụng công nghệ cao, có nhiều ưu điểm vượt trội nên được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tổng quan, các phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi cũng như giải đáp cắc thắc mắc thường gặp.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan
Niệu quản là con đường duy nhất với chức năng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Ống niệu quản với kích thước khá hẹp nên khi xuất hiện sỏi rất dễ gây tắc nghẽn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông nước tiểu và có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: thận ứ nước, giãn đài bể thận, gây nhiễm trùng, viêm thận dẫn đến suy thận.
Vì thế, sỏi niệu quản dù chỉ rất nhỏ chỉ từ vài mm đến khoảng 1.2 cm thì tuyệt đối không được chủ quan. Việc điều trị sỏi niệu quản cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Hiện nay, các phương pháp tán sỏi nội soi đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong điều trị sỏi đường tiết niệu. Các phương pháp này đã và đang được áp dụng rộng rãi, thay thế mổ mở trước đó nhờ ưu thế ít xâm lấn, không đau hoặc rất ít đau, thời gian nằm viện ngắn, sạch sỏi, tỷ lệ biến chứng thấp.
2. Các phương pháp tán sỏi niệu quản qua nội soi
Có 3 phương pháp tán sỏi qua nội soi phổ biến hiện nay là:
– Tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
– Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
– Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser
2.1. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
Chỉ định:
– Sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ dưới
– Sỏi bàng quang > 1cm hoặc < 1cm mà không thể tự thoát theo đường tiểu
Ưu điểm:
– Không có vết mổ
– Không đau
– Nằm viện 1 ngày
Cách thực hiện:
– Đầu tiên, bác sĩ cần đặt một ống soi niệu quản được dẫn từ niệu đạo vào tới bàng quang.
– Xác định vị trí lỗ niệu quản dưới hướng dẫn của siêu âm và luồn một dây dẫn lên tới niệu quản để tạo thành một đường dẫn giúp ống soi tiếp cận tới vùng sỏi.
– Sau đó, bác sĩ sẽ đưa dây laser vào bên trong một đường ống rỗng được đặt bên trong ống soi niệu quản. Khi dây laser tiếp cận sỏi, khởi động máy tán sỏi và tạo ra năng lượng để tán sỏi thành từng mảnh sỏi nhỏ.
– Sau khi việc tán sỏi hoàn tất, các mảnh sỏi nhỏ này sẽ được đưa ra ngoài theo đường dẫn đã tạo trước đó, loại bỏ sỏi sỏi nhanh chóng mà không có bất kỳ vết mổ nào.
2.2. Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
Chỉ định:
– Sỏi thận > 1.5cm
– Sỏi niệu quản ⅓ trên và >1.5cm
Ưu điểm:
– Vết mổ 5cm
– Ít xâm lấn, ít đau
– Nằm viện 3 ngày
Cách thực hiện:
– Đầu tiên, tại vị trí lưng, bác sĩ sẽ phải rạch một đường trên da với kích thước rất nhỏ (0.5-1cm).
– Sau đó, tạo một đường hầm nhỏ dẫn tới niệu quản nhờ hướng dẫn của siêu âm. Sau khi đã có đường hầm sẽ nhẹ nhàng đưa máy nội soi vào và bắt đầu tìm sỏi.
– Khi đã tiếp cận được sỏi, khởi động máy tán sỏi, sử dụng năng lượng laser tán sỏi thành nhiều mảnh nhỏ rồi thực hiện hút sạch sỏi ra ngoài theo đường hầm.
– Cuối cùng, bác sĩ sẽ phải đặt một ống thông từ thận xuống tới bàng quang để kiểm tra quá trình lưu thông nước tiểu. Sau 24 – 48h ống này sẽ được lấy ra khi cho kết quả hoạt động bình thường.
2.3. Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser
Chỉ định:
– Sỏi thận < 2.5cm
– Các trường hợp đã áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể trước đó nhưng không cho hiệu quả.
Ưu điểm:
– Không có vết mổ
– Không đau
– Nằm viện 2 ngày
Cách tiến hành:
Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser sẽ được thực hiện sau khi đã tán sỏi ngoài cơ thể để lấy các mảnh sỏi còn lại, nhờ đó đảm bảo sỏi được sẽ lấy ra ngoài toàn bộ và không bị sót lại, mang đến hiệu quả điều trị cao nhất, an toàn nhất.
3. Giải đáp những thắc mắc khác về tán sỏi niệu quản qua nội soi
3.1. Tán sỏi niệu quản qua nội soi có đau không?
Với 3 phương pháp tán sỏi qua nội soi đã kể bên trên, khi thực hiện điều trị, người bệnh sẽ hầu như là không đau hoặc ít đau (với phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser cần rạch 1 đường nhỏ).
Các phương pháp nội soi này sẽ tán sạch sỏi một cách nhẹ nhàng, êm ái nhất. Nhờ vậy, với những người bệnh sợ mổ, sợ đau thì đây sẽ chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn.
2.2. Tán sỏi niệu quản qua nội soi có nguy hiểm không?
Tán sỏi niệu quản qua nội soi là giải pháp điều trị hiện đại mang lại hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên bất kỳ phương pháp điều trị nào thì cũng đều tiềm ẩn những rủi ro và nội soi tán sỏi cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu đều khẳng định rằng tỷ lệ biến chứng sau khi nội soi tán sỏi là rất thấp. Các biến chứng có thể xuất hiện nhưng thường nhẹ và hầu hết chỉ là tình trạng tạm thời, có thể hết khi điều trị nội khoa nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn các phương pháp này.
2.3. Sỏi có thể tái phát sau điều trị không?
Trên thực tế, trường hợp tái sỏi sau điều trị là hoàn toàn có thể xảy ra. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cơ địa, môi trường sống và phần lớn là từ chế độ sinh hoạt ăn uống hằng ngày mà sỏi sẽ xuất hiện trở lại dù đã tán sạch sỏi trước đó.
Chính vì thế, dù đã tán sỏi niệu quản thành công, người bệnh cũng không được chủ quan mà cần tiến hành thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp cùng chế độ ăn uống, tập luyện thể thao điều độ để hạn chế thấp nhất khả năng tái sỏi.
Như vậy, với những thông tin được cung cấp bên trên, chúng ta đã hiểu hơn về các phương pháp tán sỏi niệu quản qua nội soi. Đầu tiên, người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để nắm bắt tình trạng bệnh từ đó để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.