Tầm soát ung thư phổi: Phát hiện sớm bệnh – Điều trị dễ dàng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Với Gói tầm soát ung thư phổi của Bệnh viện Thu Cúc, bạn có thể phát hiện sớm các bất thường, khối u tại phổi ngay cả khi chưa có triệu chứng bên ngoài với độ chính xác cao.

Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm và phổ biến nhất tại nước ta. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa được và chìa khóa nằm ở 4 chữ: Tầm soát ung thư phổi. Tầm soát ung thư phổi giúp chúng ta xác định ung thư phổi ở giai đoạn sớm nhất, trước khi nó gây ra bất kỳ triệu chứng nào và việc điều trị cho giai đoạn sớm cũng khá đơn giản, ít xâm lấn, cơ hội thành công cao.

Tham khảo: ung thư phổi di căn sống được bao lâu

Tầm soát ung thư phổi: Phát hiện sớm bệnh - Điều trị dễ dàng

Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm, bắt nguồn từ phổi

Tầm soát ung thư phổi: Phát hiện bệnh từ rất sớm

Tỷ lệ sống của ung thư phổi nếu được điều trị ở giai đoạn đầu là 50-70%, trong khi giai đoạn muộn, tỷ lệ sống chỉ còn 4%. Nhờ tầm soát ung thư phổi, tỉ lệ tử vong đã giảm đáng kể.

Để phát hiện sớm ung thư phổi, trước tiên, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng để kiểm tra xem có u, hạch hay các dấu hiệu bất thường nào khác trên cơ thể hay không. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử cá nhân và gia đình, độ tuổi người bệnh, có hút thuốc lá hay không, trong thời gian bao lâu, có thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hay không, vv… từ đó sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp nhất.

Khi phát hiện bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm chẩn đoán khác chẩn đoán ung thư phổi:

  • Xét nghiệm dấu ấn ung thư: bác sĩ có thể kết hợp xét nghiệm CA 19-9, CEA hoặc Cyfra 21-1 để phát hiện ung thư phổi. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý không phải ung thư, những dấu ấn ung thư này cũng tăng. Do vậy, xét nghiệm máu thôi chưa đủ để xác định ung thư, mà cần làm thêm các chẩn đoán khác.
  • Chụp X-quang phổi: là phương pháp chụp các cơ quan và xương bên trong ngực. X quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và cho hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Phương pháp này có thể giúp phát hiện các bất thường hoặc khối u ở phổi, tuy nhiên có thể bỏ qua những khối u quá nhỏ, do vậy cần kết hợp với chụp CT lồng ngực.
Tầm soát ung thư phổi: Phát hiện sớm bệnh - Điều trị dễ dàng

Chụp CT có thể phát hiện ra những tổn thương nhỏ dưới 1mm.

  • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: là phương pháp có sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của ngực và bụng trên, giúp phát hiện các bệnh lý xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, tim, mạch máu, trung thất…. Đặc biệt, phương pháp này có thể phát hiện ra những tổn thương nhỏ dưới 1mm.
  • Sinh thiết: Nếu phát hiện khu vực bất thường, hoặc khối u ở phổi, bác sĩ có thể sinh thiết để xác định xem có tế bào ung thư hay không. Nếu kết quả là ung thư, người bệnh có thể cần làm các chẩn đoán chuyên sâu khác để xác định giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng….

Lưu ý khi khám tầm soát ung thư phổi

  • Người bệnh nên nhịn ăn để thực hiện một số xét nghiệm.
  • Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và người bệnh sẽ thanh toán thêm khoản phí này.
  • Tổng giá gói khám đã giảm khi áp dụng trọn gói.
  • Người bệnh vui lòng liên lạc tới Tổng đài 1900 55 88 92 để đặt lịch hẹn và nhận tư vấn chuẩn bị, giúp tiết kiệm thời gian và không phải chờ đợi.

Thời gian thực hiện chỉ khoảng 1 – 2 tiếng.

Ai nên chọn gói tầm soát ung thư phổi

Ngoài những lợi ích rất tích cực của việc tầm soát ung thư phổi mang lại. Cũng có những tác hại dù không lớn tới cơ thể nên cần cân nhắc đối tượng nào nguy cơ mắc ung thư phổi những người này nên chủ động khám tầm soát ung thư phổi. Những thành phần được phân loại ít nguy cơ mắc bệnh nên khám khi có biểu hiện bất thường.

Dưới đây là một số đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư phổi nên chủ động khám tầm soát ung thư khi cơ thể không có dấu hiệu bất thường.

  • Người trên 40 tuổi, cân nhắc tiến hành tầm soát ung thư phổi.
Tầm soát ung thư phổi: Phát hiện sớm bệnh - Điều trị dễ dàng

Người nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc nên tầm soát ung thư phổi định kỳ

  • Dưới 40 tuổi nếu: nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc.
  • Nguy cơ trung bình là người từ 50 tuổi trở lên, không hút thuốc hoặc hút thuốc ít, từng hút thuốc nhiều nhưng đã ngưng trên 15 năm. N
  • Nguy cơ cao là người từ 50 tuổi, hút thuốc 30 gói mỗi năm, một gói mỗi ngày trong 30 năm hoặc 2 gói mỗi ngày trong 15 năm.
  • Gia đình có tiền sử mắc ung thư phổi, bị viêm phổi mãn tính, đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư phổi như ho dai dẳng, khó thở, đau ngực thường xuyên…
  • Tiền căn xạ trị vào phổi
  • Từng tiếp xúc với các loại khí radon, amiăng, không khí ô nhiễm

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital