Tầm soát ung thư gan và những điều không phải ai cũng biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Với tỷ lệ ca mắc mới hàng năm, ung thư gan hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới, trở thành căn bệnh nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Do đó, việc tầm soát ung thư gan là hành động cần thực hiện sớm để chặn đứng sự “không mời mà đến” của căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, hãy chắc chắn bạn nắm rõ những điều ít ai biết trước khi thực hiện nhé.

1. Tầm soát ung thư gan – “lá chắn” bảo vệ sức khỏe

1.1 Tầm soát ung thư gan ngay khi mới chớm những dấu hiệu này

Theo báo cáo của GLOBOCAN vào năm 2018, có tới 781.000 trường hợp tử vong trong tổng số 841.000 trường hợp mắc bệnh ung thư gan. Vì sao tỷ lệ tử vong do căn bệnh ung thư gan gây ra liên tục tăng? Nguyên nhân là do thói quen chủ quan, không quan tâm tới sức khỏe từ đầu. Dấu hiệu bệnh sớm cũng mờ nhạt, dễ gây nhầm lẫn các bệnh lý thông thường. Vì vậy, phần lớn phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối hay đang ở giai đoạn trung gian tiến triển lên. Để chắc chắn và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, bạn hãy để ý thật kỹ tới những biểu hiện ban đầu dễ bị bỏ qua như:

  • Vàng da
  • Chán ăn
  • Cảm giác chướng bụng
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Nước tiểu có màu vàng đậm

Đây chính là những dấu hiệu đang ngầm cảnh báo rằng: cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn viêm gan mạn tính hay xơ gan. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người chỉ khám khi khi thấy xuất hiệu các triệu chứng nghiêm trọng:

  • Chướng bụng
  • Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân
  • Đau tức vùng hạ sườn phải
  • Vàng mắt, vàng da
  • Đi ngoài phân trắng/bạc màu

    tầm soát ung thư gan

    Các triệu chứng ban đầu của ung thư gan thường bị xem nhẹ, bỏ qua

Khi triệu chứng đã trở nên xấu đi, nguy cơ ung thư gan ở giai đoạn cuối hoàn toàn có khả năng. Thực hiện thăm khám, tầm soát ung thư vào giai đoạn này chỉ để làm giảm nhẹ sự tiến triển của bệnh và kéo dài sự sống. Như vậy, chủ động tầm soát ung thư càng sớm càng tốt, nhằm kiểm tra tình hình sức khỏe cũng như tình trạng gan ra sao, phát hiện sớm bệnh lý ở giai đoạn đầu và nhanh chóng có những phương thức điều trị phù hợp từ bác sĩ. 

1.2 Tầm soát ung thư gan tối thiểu 1 lần/năm

Bạn không biết nên tầm soát ung thư bao nhiêu lần là đủ? Theo khuyến nghị của các chuyên gia, tối thiểu ít nhất 1 lần/năm nên thực hiện tầm soát ung thư để kiểm soát, nắm rõ tình trạng cơ thể nói chung và gan nói riêng. 

Bao lâu nên kiểm tra

Ít nhất 1 lần/năm nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ

Hiện nay, vì tiên lượng khó hơn so với các bệnh lý ác tính khác, ung thư gan đã vô hình trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Do vậy, duy trì thói quen kiểm tra định kỳ là cách vừa giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, vừa an tâm khi ở trong thể trạng tốt nhất để có thể chăm sóc gia đình, cháy hết mình với công việc và tận hưởng cuộc sống

2. Định lượng AFP – phương thức xét nghiệm quan trọng của tầm soát ung thư gan

Lựa chọn gói tầm soát ung thư, bạn sẽ được thực hiện: khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Trong đó, định lượng AFP là một trong những danh mục quan trọng khi làm bước xét nghiệm.

AFP – Alpha Fetoproteine là một loại protein trong cơ thể, được sản xuất ở gan của thai nhi và các bộ phận phôi thai khác. Do vậy, dễ dàng tìm thấy nồng độ AFP cao trong huyết thanh của người mẹ hay trong những người mắc các bệnh lý liên quan đến gan. Xét nghiệm đo nồng độ AFP trong máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư gan, giúp bác sĩ nhận biết chỉ số, phân loại mức độ nguy cơ mắc bệnh của cơ thể.

  • AFP < 10ng/mL: chỉ số nồng độ của người trưởng thành khỏe mạnh
  • AFP > 20ng/mL: chỉ số nồng độ cho thấy nguy cơ cao mắc ung thư gan

    xét nghiệm ung thư gan

    Định lượng AFP – chỉ dấu ung thư gan có độ tin cậy cao

Ngoài xét nghiệm định lượng AFP trong máu, xét nghiệm AFP-L3, xét nghiệm DCP cũng là những danh mục thăm khám có ảnh hưởng phần nhiều tới kết quả bạn có mắc bệnh ung thư gan hay không. Dựa trên những số liệu xét nghiệm, kết hợp cùng chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp CT), bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác nhất và tư vấn tận tình nhất.

3. Ghi nhớ những lưu ý dưới đây khi thực hiện tầm soát ung thư

Quá trình thực hiện tầm soát ung thư về gan sẽ trải qua rất nhiều danh mục thăm khám, đặc biệt là xét nghiệm. Vì vậy, để kết quả thăm khám được chính xác nhất, bạn nên nhớ thật kỹ 5 lưu ý quan trọng sau:

  • Cần nhịn ăn 6 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan
  • Không sử dụng thuốc: kháng sinh, thuốc bổ,…. trước khi thăm khám bởi sẽ ảnh hưởng đến các kết quả về chỉ số gan không được chính xác
  • Không sử dụng bia rươu, các chất kích thích khác trước khi xét nghiệm ít nhất 4 tiếng
  • Thực hiện tầm soát ung thư vào buổi sáng là tốt nhất, tiết kiệm thời gian và không gây mệt mỏi
  • Lựa chọn địa chỉ uy tín, tin cậy với: thiết bị y tế tiên tiến hiện đại, độ ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, không gian thăm khám rộng rãi và đảm bảo sạch sẽ,…

    địa chỉ tầm soát ung thư

    Thực hiện thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bản thân

Tầm soát ung thư gan là hành động bảo vệ sức khỏe bản thân nhằm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Điều trị bệnh ngay mới khi khởi phát sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều, không để lại di chứng cũng như phục hồi rất nhanh chóng. Các khối u sẽ không có cơ hội di căn và tác động xấu tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Đồng thời, bạn còn tiết kiệm được chi phí rất lớn so với việc điều trị nếu mắc bệnh. Sức khỏe, tinh thần được bảo đảm và duy trì trong điều kiện lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học. 

Trên đây là những thông tin không phải ai cũng biết thông tin tầm soát ung thư về gan. Hy vọng với thông tin hữu ích trên, bạn sẽ có cái nhìn mới về thói quen cực kỳ hữu ích này. Đừng chủ quan với cơ thể của mình, dù là những dấu hiệu nhỏ bé nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital