Bạn có biết, tầm soát ung thư đường tiêu hóa là phương pháp vàng trong việc phát hiện, điều trị và ngăn chặn kịp thời sự tấn công của 3 loại bệnh lý nguy hiểm. Hãy tìm hiểu xem đó là những bệnh lý nào liên quan đến đường tiêu hóa qua bài viết dưới đây nhé
Menu xem nhanh:
1. Lợi ích của tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa được đánh giá là một trong những loại ung thư gây tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Bởi bệnh xuất hiện với những triệu chứng ban đầu mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Trong khi khối u dần hình thành và phát triển âm thầm trong thời gian dài, hầu hết chúng ta đều không hay biết, dẫn tới tâm lý chủ quan, xem nhẹ.
Vì vậy, tầm soát ung thư về đường tiêu hóa có ý nghĩa rất quan trọng và mang nhiều lợi ích tuyệt vời:
– Phát hiện những dấu hiệu bất thường, nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến ung thư
– Có thể xác định giai đoạn tiến triển của khối u (nếu có)
– Có phương pháp điều trị sớm và kịp thời
– Được tư vấn về điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học
– Tiết kiệm chi phí và tăng tỷ lệ sống cho người bệnh
2. 3 bệnh lý nguy hiểm phổ biến nếu không sàng lọc ung thư đường tiêu hóa
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay có 3 loại ung thư liên quan đến đường tiêu hóa đó là: ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng
2.1. Dễ mắc ung thư thực quản nếu không tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ tế bào mô của thực quản. Đây là loại ung thư phổ biến ở cả 2 giới. Và thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng, thậm chí đã bước sang giai đoạn cuối. Tuy đến giờ chưa làm rõ được đâu là nguyên nhân chính xác gây ra ung thư thực quản, nhưng sẽ có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Đó là:
– Tuổi cao: thông thường, bệnh lý sẽ tìm đến ở đối tượng trung niên, từ 50-60 tuổi
– Người nghiện rượu, bia, thuốc lá nặng: sẽ dễ mắc ung thư thực quản hơn người bình thường gấp 8 lần. Giữ thói quen có hại này trong thời gian dài sẽ càng khiến ung thư tìm đến sớm và nhanh hơn. Người vừa hút thuốc là, vừa uống bia/rượu có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao nhất
– Mắc bệnh lý thực quản, đặc biệt như viêm thực quản Barrett. Bởi nếu tình trạng loét thực quản kéo dài và không được chữa trị sớm sẽ gia tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản
– Người thừa cân, béo phì; Ăn ít rau xanh và chất xơ
Hầu như rất ít người phát hiện bệnh ung thư thực quản ở giai đoạn sớm, bởi các triệu chứng ban đầu khó nhận biết và không rõ ràng. Nuốt nghẹn – nuốt đau, sút cân nhanh, ho kéo dài kèm theo đau họng, da sạm và khô hơn, nôn/ho ra máu… là những triệu chứng cần đi khám tổng quát để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Có 4 giai đoạn ung thư thực quản bao gồm:
– Giai đoạn 1: Khối u nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản
– Giai đoạn 2: Khối u lan sâu hơn của lớp thành thực quản hoặc xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận
– Giai đoạn 3: Ung thư xâm lấn lớp sâu hơn của thành thực quản hoặc xâm lấn tổ chức hạch bạch huyết trong vùng cạnh thực quản
– Giai đoạn 4: Ung thư xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư có thể lan đến mọi vị trí bao gồm: gan, phổi, não, xương.
Khi ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn và chỉ có tác dụng kéo dài sự sống. Hơn nữa, còn ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của người bệnh theo hướng tiêu cực.
2.2. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày được sinh ra từ chính những tổn thương tiền ung thư hay gặp như viêm loét dạ dày, hội chứng trào ngược, polyp dạ dày. Ngoài ra, lạm dụng thuốc lá, rượu bia hay thường xuyên ăn các sản phẩm hun khói, ngâm và mặn cũng là yếu tố tăng cao nguy cơ mắc ung thư hơn.
Cũng giống như ung thư thực quản, giai đoạn đầu của ung thư dạ dày khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác, như: đầy hơi, ợ nóng, ăn không ngon hay luôn thấy khó tiêu sau khi ăn,… Chỉ khi xuất hiện triệu chứng nặng hơn: nôn, đi ngoài ra máu, giảm cân nhanh, vàng da và mắt, thường xuyên mệt mỏi,… thì khi đi khám phát hiện ra bệnh đã diễn biến nặng hơn.
Những giai đoạn của ung thư dạ dày:
– Giai đoạn 0: Xuất hiện 1 nhóm tế bào bất thường trong dạ dày và có thể biến thành ung thư
– Giai đoạn 1: Khối u hình thành trong niêm mạc dạ dày và có thể lan sang hạch bạch huyết lân cận
– Giai đoạn 2: Ung thư lan sâu hơn vào các lớp dạ dày và hạch bạch huyết lân cận
– Giai đoạn 3: Ung thư xâm lấn sâu qua các lớp của dạ dày và hạch bạch huyết lân cận. Với một số trường hợp nặng, có thể bị xâm lấn sang các cơ quan lân cận như gan, phổi, đại tràng
– Giai đoạn 4: đây là giai đoạn ung thư đã di căn nghiêm trọng. Nó lan rộng sang nhiều cơ quan như não, phổi, phúc mạc và xương
2.3. Ung thư đại trực tràng – Bệnh lý đáng sợ xuất hiện nếu không tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Theo Globocan 2019, ung thư đại trực tràng xếp thứ 5 tại Việt Nam, cho thấy mức độ phổ biến xuất hiện của bệnh lý đáng sợ liên quan đến đường tiêu hóa. Đặc biệt, đối tượng dễ mắc bệnh lý nguy hiểm này thường ở độ tuổi cao, có thói quen ăn nhiều dầu mỡ và ít chất xơ, hút thuốc; có xuất hiện polyp đại tràng, viêm loét đại tràng xuất huyết hay tiền sử gia đình có người từng mắc ung thư đại tràng.
Trong giai đoạn đầu cũng rất khó phát hiện bởi những dấu hiệu tương đối mơ hồ. Tuy nhiên, trong thời gian khối u phát triển ta mới nhận ra sự bất thường của sức khỏe như:
– Thường xuyên tiêu chảy hoặc táo bón
– Đi ngoài phân ra máu
– Luôn trong tình trạng co thắt ruột
– Hay có cảm giác đầy bụng/chướng bụng
– Cơ thể mệt mỏi, sút cân không rõ lí do
Ung thư đại trực tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được kiểm tra, tầm soát sớm, nhất là ngay khi bệnh mới khởi phát. Việc phát hiện và xử trí kịp thời sẽ ngăn chặn sự tiến triển của ung thư sang các giai đoạn nguy hiểm. Bên cạnh đó, duy trì đều đặn tầm soát ung thư hàng năm sẽ là cách dự phòng bệnh tốt nhất, bảo vệ sức khỏe khỏi những rủi ro bệnh tật
3. Những phương pháp hiệu quả trong tầm soát ung thư tiêu hóa
Hiện nay, tầm soát ung thư về đường tiêu hóa bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp này hỗ trợ nhau, giúp bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng chính xác nhất. Trong đó, những phương pháp hiệu quả nổi trội trong việc phát hiện ung thư đường tiêu hóa đó là:
– Xét nghiệm chỉ điểm CEA: đây là phương thức xét nghiệm quan trọng trong việc phát hiện ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng…
– Nội soi: bằng cách sử dụng thiết bị chuyên dụng ống mềm vào bên trong cơ thể, bác sĩ sẽ quan sát được rõ nét và đánh giá mức độ và khả năng lây lan của tế bào ung thư. Nếu có nghi ngờ yếu tố ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm mang đi sinh thiết để cho ra kết quả chính xác.
– Siêu âm: cho phép bác sĩ nhìn rõ hình ảnh những mô mềm bên trong, xác định có hay không tổn thương về đường tiêu hóa
Có thể thấy, tầm soát ung thư đường tiêu hóa được ví như lá chắn bảo vệ sức khỏe của 3 bệnh lý nguy hiểm trên. Hy vọng bạn sẽ chủ động quan tâm sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để yên tâm tận hưởng cuộc sống của mình nhé!