Tại sao bị đột quỵ và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là căn bệnh cấp tính khẩn cấp, cần được cấp cứu nhanh chóng. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về bệnh cũng như tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Tại sao bị đột quỵ”.

1. Tìm hiểu tại sao bị đột quỵ

Đột quỵ não là bệnh lý thần kinh vô cùng nguy hiểm, thuộc nhóm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Có nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này.

1.1. Tại sao bị đột quỵ? – Do ảnh hưởng của lối sống chưa khoa học

Đột quỵ não là tình trạng các tế bào não chết đột ngột do lượng oxy cung cấp không đủ. Nguyên nhân thường là vì tắc nghẽn lưu lượng máu hoặc vỡ động mạch máu não.

Chế độ ăn uống không cân bằng, lối sống chưa khoa học là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh đột quỵ, cụ thể là:

– Chế độ dinh dưỡng không cân bằng và chưa khoa học

Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe mỗi người.

Những sai lầm sau có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ:

Ăn ít rau củ quả, ít chất xơ.

Ăn quá nhiều tinh bột trong bữa ăn hàng ngày.

Thường xuyên ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, tẩm ướp nhiều gia vị.

Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đóng gói.

Không cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng; không cung cấp vitamin, khoáng chất.

– Hút thuốc lá

Đây là thói quen có hại với sức khỏe và đồng thời làm tăng tỷ lệ đột quỵ. Dù hút thuốc chủ động hay bị động đều làm tăng huyết áp. Ngoài ra khói thuốc khiến hình thành mạch máu dày lên do tích tụ cholesterol từ đó dẫn đến xơ vữa động mạch. Do đó, nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ rất cao.

Tại sao bị đột quỵ? Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác

Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác

– Cân nặng

Thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ não.

– Ít vận động, ít luyện tập

Hiện nay, do đặc thù công việc mà giới trẻ ít vận động, ngồi nhiều, nằm nhiều. Đây cũng là yếu tố gây ra nhiều bệnh lý trong đó có đột quỵ.

– Căng thẳng

Stress, lo âu trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng thuộc nhóm yếu tố gây bệnh.

Tại sao bị đột quỵ? Căng thẳng, lo âu là câu trả lời


Căng thẳng, lo lắng, áp lực cũng là yếu tố gây ra bệnh đột quỵ

1.2. Tại sao bị đột quỵ? – Nguyên nhân do bệnh lý bên trong não

– Dị dạng mạch máu não

Những dị dạng, bất thường ở mạch máu não có thể làm các túi phình tại mạch máu não xuất hiện. Các túi phình chứa máu và ngày càng to lên, đến một thời điểm căng hết cỡ sẽ vỡ ra, gây tai biến chảy máu não.

– Huyết khối xoang tĩnh mạch

Huyết khối hay cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch gây cản trở quá trình máu đi nuôi các tế bào não, gây tai biến thiếu máu não hoặc tai biến xuất huyết não.

1.3. Đột quỵ do bệnh lý ngoài não

– Bệnh tim mạch

1/4 trường hợp bị đột quỵ ở người cao tuổi xuất phát từ các bệnh về tim. Các bệnh có thể do van tim khiếm khuyết hoặc nhịp tim bất thường.

– Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường đi kèm với biến chứng tăng huyết áp, béo phì. Đây lại là 2 yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Ghi nhận các trường hợp tổn thương não bộ trong tai biến ở người mắc tiểu đường thường rất nặng nề.

– Tăng huyết áp

Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp đột quỵ. Tăng huyết áp làm tăng áp lực của máu lên thành động mạch, từ đó tăng nguy cơ vỡ mạch. Những người có huyết áp ở mức 140/90 hoặc cao hơn cần đặc biệt lưu ý và điều trị tích cực.

1.4. Nhóm nguyên nhân khác

– Thuốc

Các loại thuốc chống đông máu làm giảm sự hình thành cục máu đông được chỉ định điều trị cho bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết.

Ngoài ra việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone, lạm dụng thuốc tránh thai cũng là nguy cơ gây đột quỵ não.

– Tuổi tác

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người từ 55 tuổi trở lên dễ bị đột quỵ hơn nhóm tuổi khác.

– Giới tính

Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên nữ giới thường đối mặt với bệnh khi tuổi đã cao, do đó khả năng hồi phục thấp, nguy cơ tử vong cao.

– Di truyền hoặc yếu tố cá nhân

Nếu bạn từng bị đột quỵ nhẹ, đột quỵ thoáng qua hoặc có người thân từng mắc bệnh cũng làm tăng nguy cơ.

2. Các phương pháp để phòng ngừa đột quỵ não

Mặc dù đột quỵ não là bệnh vô cùng nguy hiểm song tất cả chúng ta đều có thể giảm nguy cơ bằng những cách sau:

2.1. Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen vận động

– Ăn đầy đủ và cân bằng các nhóm chất, tăng cường chất xơ từ rau củ quả tươi.

– Tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến theo dạng sữa.

– Sử dụng dầu thực vật để chế biến, nấu nướng hàng ngày.

– Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều gia vị.

– Xây dựng thói quen ngủ sớm, luôn ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

– Cân bằng thời gian làm việc, dành thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.

– Tăng cường vận động thể lực hàng ngày với các môn đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, aerobic, yoga, … Nên duy trì việc tập luyện từ 30-45 phút với tần suất 4-5 ngày/tuần.

– Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu và thức uống có cồn.

Nên tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho não bộ là phương pháp phòng ngừa bệnh tai biến hiệu quả

Nên tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho não bộ là phương pháp phòng ngừa bệnh tai biến hiệu quả

2.2. Phòng ngừa các bệnh lý kèm theo

Các bệnh nhân có các triệu chứng kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn lipid hoặc mắc các bệnh tim mạch cũng nên được theo dõi và điều trị phù hợp. Cần thăm khám sức khỏe định kỳ, đi đến cơ sở y tế khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường để ngăn ngừa đột quỵ tiến triển âm thầm.

Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã tìm được lời giải đáp “tại sao bị đột quỵ”. Đồng thời có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital