Máy trợ thở cho người hen suyễn có thể được sử dụng trong một số trường hợp bệnh được bác sĩ chỉ định. Do vậy, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Menu xem nhanh:
1. Hen suyễn là gì?
Hen suyễn (hen phế quản, tiếng Anh là Asthma) được gọi là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở gây phù nề niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm dãi và co thắt niêm mạc phế quản. Tình trạng này đặc biệt xảy ra khi gặp các yếu tố kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp gây triệu chứng ho, tức ngực, khó thở và khò khè.
2. Dấu hiệu phát hiện hen suyễn
Biểu hiện của hen suyễn khác nhau rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý về phổi khác như viêm phế quản, lao phổi, COPD… Người bệnh có thể khởi phát cơn hen suyễn không liên tục, chỉ có triệu chứng ở những thời điểm nhất định sau khi tiếp xúc với các tác nhân. Dứt cơn hen, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Cơn hen là một trong những triệu chứng cơn hen suyễn đặc trưng của bệnh hen phế quản. Cơn hen điển hình gồm: Khó thở cơn kéo dài, có tiếng khò khè, hay xảy ra ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Một số triệu chứng báo hiệu bệnh gồm ho, sổ mũi, đau họng, khò khè, thở rít, cơn nặng hơn phải ngồi chống tay, há mồm thở, cơn hen tái phát hoặc kéo dài. Gần như cơn khó thở giảm bớt và ho khạc đàm giảm.
Các triệu chứng không điển hình của hen phế quản bao gồm:
– Ho dai dẳng, tăng mạnh về đêm- Khó thở
– Tức ngực, nặng ngực
– Thở ra khò khè
– Khó thở, thở khò khè
– Các cơn ho, thở khò khè trở nên tồi tệ hơn do vi rút, chẳng hạn như cảm lạnh, cảm cúm.
3. Nguyên nhân gây bệnh hen
– Các bệnh hô hấp bao gồm viêm xoang, cảm cúm và sổ mũi.
– Các chất gây dị ứng từ phấn hoa, bụi, phân thú cưng và mạt bụi.
– Chất kích ứng hoặc mùi khó chịu từ xà phòng hoặc chất tẩy rửa
– Ô nhiễm không khí
– Không khí lạnh do thay đổi môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ hoặc pH
– Trào ngược dạ dày thực quản
– Cảm xúc dịu như lo lắng, cười, buồn hoặc vui.
– Dị ứng thuốc
– Dị ứng chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô, nước chanh đóng chai.
4. Đối tượng nào cần áp dụng máy trợ thở oxy?
Bác sĩ điều trị sẽ chỉ định dùng máy trợ thở cho người hen suyễn đối với những người bệnh lâm vào tình trạng phổi bị cản trở nhận đủ oxy, hoặc nồng độ oxy trong máu dưới 88%. Một số người cần liệu pháp oxy mọi lúc, một số người khác có thể được chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp nhất định.
– Người khoẻ mạnh, mức oxy trong máu động mạch dao động từ 75 đến 100 mmHg.
– Người cần được cung cấp oxy khi mức oxy máu động mạch từ 60 mmHg trở xuống.
– Mức oxy không vượt quá 110 mmHg. Nếu bổ sung quá liều oxy có thể làm tổn thương các tế bào trong phổi.
5. Tác dụng của máy trợ thở đối với bệnh nhân hen suyễn
Theo thông tin chia sẻ trên thì bệnh nhân hen phế quản có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn về dùng máy trợ thở oxy tại nhà. Hen phế quản có thể xảy phát đột ngột khiến người bệnh khó thở và nếu không được bổ sung oxy kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Người thân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu và thực hiện sơ cứu bổ sung khí oxy cho bệnh nhân khi bệnh tái phát. Vậy nên, có một chiếc máy thở oxy tại nhà sẽ an toàn hơn cho bệnh nhân hen phế quản nói riêng và người bệnh hô hấp nói chung.
Liệu pháp oxy không thể chữa khỏi bệnh đường hô hấp và các vấn đề về hô hấp nhưng phương pháp này giúp cho cơ thể có đủ lượng oxy cần thiết nhằm giữ cho các cơ quan hoạt động và làm việc tốt khi đang mắc bệnh. Những lợi ích dưới đây mà liệu pháp oxy đem lại:
– Bớt khó thở hơn.
– Giảm đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
– Nhiều năng lượng và vận động thể chất tốt hơn.
– Giúp ích tăng trưởng phát triển của trẻ mắc bệnh phổi mạn tính.
– Ngủ tốt hơn.
6. Tác dụng phụ có thể gặp do liệu pháp oxy
Khi tiêm oxy vào máu, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ như:
– Mệt mỏi.
– Nhức đầu vào buổi sáng.
– Chảy máu mũi, nướu.
7. Máy trợ thở cho người hen suyễn có an toàn không?
Máy trợ thở cho người hen suyễn là phương pháp an toàn đối với người bệnh. Tuy nhiên, oxy có thể làm lửa nổ to, bùng phát dữ dội hơn, do vậy, người bệnh cần chú ý khi sử dụng máy này.
7.1. Lưu ý khi sử dụng máy trợ thở cho người hen suyễn.
Khi dùng máy trợ thở, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
– Không hút thuốc lá gần bình oxy và tránh xa lửa (bếp gas, đèn, lò sưởi. ..) ít nhất 2,5 m.
– Không lăn bình oxy, hãy giữ bình ở tư thế thẳng đứng vào giá đỡ hoặc vật cố định. Tránh để bình oxy bị rơi hoặc lăn có thể bị vỡ, sinh ra áp lực lớn khiến bình phát nổ.
– Chọn nơi kín khí trời, khô ráo để đặt bình oxy, nhằm tránh lượng nhỏ oxy bị phân tán ra trong nhà không ứ đọng bắt lửa.
– Không sử dụng các vật liệu gây cháy như: bình xịt aerosol, vật liệu làm sạch và các loại dầu (dầu mỏ) quá gần bình oxy.
– Nhà có người sử dụng bình oxy, tốt nhất nên lựa chọn chăn và ga trải giường bằng vải cotton thay vì polyester, nylon và các vật liệu khác, tránh phát ra tia lửa tĩnh điện.
– Trang bị bình cứu hoả, còi báo cháy trong nhà và học cách sử dụng an toàn.
– Sử dụng liệu pháp oxy cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh hấp thụ quá nhiều oxy hơn nhu cầu, có thể gây ngộ độc, chậm nhịp thở, rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
7.2. Thăm khám và dùng máy trợ thở cho người hen suyễn theo chỉ định
Người mắc bệnh hen suyễn cần thăm khám và theo dõi sức khỏe thường xuyên, áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh thuyên giảm. Thu Cúc TCI là địa điểm được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn khám chữa các bệnh đường hô hấp. Liên hệ hotline hoặc fanpage TCI để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám.