Suy giáp ở phụ nữ mang thai hậu quả xấu cho thai nhi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Suy giáp ở phụ nữ mang thai thường để lại những hậu quả xấu cho thai nhi, nguy hiểm nhất là đứa trẻ sinh ra bị đần độn và kém phát triển về thể chất. Chính vì thế chị em cần phải được phát hiện sớm và xử trí kịp thời bệnh trước và trong thời gian mang thai. 

1. Nguyên nhân gây suy giáp ở phụ nữ mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giáp ở các phụ nữ mang thai.
– Do viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn hay còn gọi là bệnh Hashimoto. Bệnh Hashimoto có thể có từ trước khi mang thai (nhưng do là bệnh mạn tính, diễn biến từ từ nên có thể nhiều người không biết) hoặc cũng có thể xuất hiện lần đầu tiên khi có thai.

suy-giap-o-phu-nu-mang-thai

Suy giáp ở phụ nữ mang thai thường để lại những hậu quả xấu cho thai nhi và sức khỏe của người mẹ

– Các nguyên nhân gây suy giáp khác có thể là do đã bị cắt tuyến giáp hoặc do iode phóng xạ (I131) hoặc do basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều quá cao.
– Những phụ nữ có nguy cơ cao bị suy giáp trong thời gian mang thai gồm đã hoặc đang thực hiện các phương pháp xử trí cường giáp, có tiền sử gia đình nhiều người bị bệnh tuyến giáp, người có bướu cổ to, người đã bị viêm tuyến giáp hoặc suy giáp trong lần có thai trước…
Lưu ý là ở những vùng bị thiếu iốt, thai nghén có thể làm bướu cổ to lên.

2. Ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe

Nếu không được xử trí hiệu quả thì người mẹ có thể bị tất cả các biến chứng của suy giáp như thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim sung huyết, chậm chạp, táo bón…

Suy giáp ở phụ nữ mang thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, đẻ con nhẹ cân, chảy máu sau sinh...

Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, đẻ con nhẹ cân, chảy máu sau sinh…

Ngoài ra chị em còn có nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến sản khoa khác như tiền sản giật, bất thường bánh nhau, đẻ con nhẹ cân và chảy máu nhiều sau đẻ.
Những biến chứng này có xu hướng phổ biến ở các phụ nữ bị suy giáp nặng, còn đa số các trường hợp suy giáp nhẹ có thể không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc rất nhẹ và khó phát hiện được.
Theo các bác sĩ, nếu mẹ bị suy giáp thì con cũng sẽ bị suy giáp. Những đứa trẻ bị suy giáp bẩm sinh có thể có những bất thường trầm trọng cả về sự phát triển trí tuệ và thể chất.

3. Hỗ trợ điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai

Với trường hợp suy giáp do tai biến dùng thuốc kháng giáp thì suy giáp có thể hồi phục khi ngưng thuốc. Đa số suy giáp phải hỗ trợ điều trị thay thế bằng hormone giáp. Phát hiện và thực hiện hỗ trợ điều trị sớm, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và tiết kiệm nhiều chi phí.

Chị em cần đi khám để được theo dõi tình trạng sức khỏe và sớm có biện pháp xử trí

Chị em cần đi khám để được theo dõi tình trạng sức khỏe và sớm có biện pháp xử trí

Trước khi có thai, hoặc trong thai kỳ cần kiểm tra chức năng tuyến giáp, nếu có dấu hiệu suy giáp thì cần hỗ trợ điều trị cho tuyến giáp trở về trạng thái bình thường bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp (như levothyroxin).
Ngay sau khi sinh, sản phụ nên quay lại liều dùng thuốc như trước khi có thai.
Nếu bà mẹ khi mang thai bị suy giáp mà không xử lí thì trẻ sinh ra có thể bị suy giáp. Trẻ sinh ra cần hỗ trợ điều trị sớm bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp ngay sau khi sinh.
Thai phụ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh thuốc hỗ trợ điều trị suy giáp phù hợp, an toàn cho bản thân và sự phát triển của thai nhi.
Những phương pháp điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital