Suy giảm trí nhớ trẻ hóa nguyên nhân do đâu?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Nếu như bạn cho rằng suy giảm trí nhớ chỉ gặp ở người cao tuổi thì bạn đã nhầm. Dưới tác động của môi trường sống hiện đại, áp lực học tập, công việc,… khiến ngày càng nhiều giới trẻ bị “lẩm cẩm” nhớ nhớ, quên quên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự suy giảm trí nhớ diễn ra ở giới trẻ và đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?

1. Suy giảm trí nhớ sau tuổi 25

Phần lớn các biểu hiện suy giảm trí nhớ dễ nhận thấy nhất ở người cao tuổi: nhớ nhớ, quên quên, hay quên các sự việc gần đây, tư duy chậm chạp, khả năng phán đoán và lập kế hoạch suy giảm đáng kể,… Nhưng tình trạng ngày càng bắt gặp ở nhiều người trẻ, lứa tuổi từ 30 trở đi. Sau tuổi 30 trí nhớ bắt đầu “xuống dốc” điều này cho thấy não bộ của bạn đang lão hóa dần và cần có một chế độ chăm sóc, bảo vệ đặc biệt.

Sở dĩ điều này là do cấu trúc của não bộ: não bộ được hình thành từ khi còn là phôi thai và dần hoàn thiện cho đến năm 25 tuổi. Sau 25 tuổi, não bộ bắt đầu có sự suy giảm các tế bào thần kinh (theo nghiên cứu, sau 25 tuổi mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị hủy đi, mà không có sự sinh sản thêm). Đây là một biểu hiện của sự thoái hóa “lão hóa” hệ thần kinh và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ghi nhớ của một người.

cơ chế gây suy giảm trí nhớ sau tuổi 25

Sau 25 tuổi mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị hủy đi, mà không có sự sinh sản thêm

Nguyên nhân gây “chết” các tế bào thần kinh là do sự tấn công của gốc tự do. Gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, điều này khiến liên kết giữa các tế bào thần kinh giảm cả về số lượng và chất lượng, khiến chức năng não bị rối loạn và dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Khi còn trẻ, khoảng 30 tuổi bạn  thấy xuất hiện các biểu hiện như quên đồ, quên sự việc đã xảy ra, nhớ mãi mới nhớ ra tên một người bạn trước đây, nhầm lẫn, khó tiếp thu hơn trước,… nhưng các biểu hiện này mới xuất hiện với tần suất ít, triệu chứng không rầm rộ nên thường hay chủ quan bỏ qua. Nhưng lâu dần nếu không tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, suy giảm trí nhớ ở người trẻ có thể dẫn đến sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson khi bước vào độ tuổi lớn tuổi hơn.

Sự suy giảm trí nhớ ở người trẻ thường “tấn công” nhóm nhân viên văn phòng; người lao động trí óc phải chịu nhiều áp lực, stress; phụ nữa sau sinh; sử dụng nhiều chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, …

2. Biểu hiện suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Biểu hiện suy giảm trí nhớ ở người trẻ được phân thành 2 nhóm chính:

– Chứng loạn trí nhớ về không gian như: quên đường, mất định hướng ở những nơi quen thuộc,…

– Chứng quên toàn bộ thoáng qua: quên tên người quen, quên chìa khóa, quên bài vừa học, quên sự việc mới xảy ra, quên việc sếp giao,…

biểu hiện suy giảm trí nhớ

Nhớ nhớ, quên quên là biểu hiện dễ nhận thấy khi trí nhớ bị suy giảm.

3. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ, sau đây là một số nguyên nhân chính:

3.1 Trầm cảm

Cảm giác sợ hãi, lo âu, căng thẳng là những cảm xúc tiêu cực khiến não bộ khó tập trung, suy giảm trí nhớ. Người bị trầm cảm thường xuyên chán nản, không muốn làm việc gì, cũng không để tâm vào việc gì gây khó khăn cho việc ghi nhớ, tiếp thu kiến thức mới và giải quyết vấn đề.

3.2 Làm việc nhiều cùng một lúc

Thói quen làm nhiều việc cùng một lúc của nhiều người về lâu dài gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tâm thần, tạo căng thẳng, suy giảm trí nhớ.

Bạn không nên làm nhiều việc cùng một lúc, hãy tập trung hoàn thành tốt một vấn đề trong một thời điểm nhanh nhất, sau đó giải quyết các vấn đề tiếp theo, điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn.

3.3 Lạm dụng chất kích thích gây nghiện

Các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, cafe, ma túy, … tác động trực tiếp đến vùng não chi phối hoạt động ghi nhớ,…  làm não bộ không tỉnh táo, dễ bị mất ngủ, dễ hình thành các mảng xơ vữa bên trong lòng thành mạch máu cản trở lưu thông máu lên não gây suy giảm trí nhớ.

3.4 Thiếu Thiamine (vitamin B1)

Ăn uống thiếu vitamin B1 là một trong những nguyên nhân khiến trí nhớ của bạn bị suy giảm. Bởi thiamine (vitamin B1) đảm nhận chức năng bình thường của hệ thần kinh, chúng nằm trong não bộ và duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.

Thiếu vitamin B1, khiến các chất dẫn truyền thần kinh kém đi và khả năng ghi nhớ của con người cũng giảm đi.

3.5 Thiếu ngủ gây suy giảm trí nhớ

Giấc ngủ không hề lãng phí, ngủ giúp não bộ của chúng ta có thời gian được nghỉ ngơi và sắp xếp lại các kiến thức một cách khoa học để chuẩn bị cho một

thiếu ngủ gây giảm trí nhớ

Thức khuya sử dụng điện thoại gây thiếu ngủ có khiến trí nhớ bị giảm sút.

3.6 Thoái hóa myelin gây suy giảm trí nhớ

Đây là tình trạng bao myelin ở não bị thoái hóa (thoái hóa não chất trắng) thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên nhiều người bị thoái hóa myelin khi còn trẻ. Khi bao myelin bị thoái hóa, các chất dẫn truyền kém đi gây thiếu hụt thần kinh, điều này gây suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Khi có biểu hiện trí nhớ giảm sút, giới trẻ không nên chủ quan mà cần theo dõi và đi thăm khám kịp thời để bác sĩ kiểm tra và có những tư vấn hiệu quả, tránh tình trạng sa sút trí tuệ sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital