Sưng nướu răng cửa hàm trên báo động nhiều vấn đề nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Phương Thảo

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Sưng nướu răng cửa hàm trên có thể báo hiệu nhiều vấn đề và bệnh lý răng miệng. Do đó, cần chủ động tìm hiểu và loại bỏ hiện tượng này đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho răng miệng. Cùng TCI tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây để cảnh giác, phòng ngừa và điều trị sưng nướu đúng cách.

1. Sưng nướu răng cửa hàm trên và những vấn đề bệnh lý răng miệng

Sưng nướu răng cửa hàm trên là tình trạng nướu tại vị trí răng cửa hàm trên bị viêm, sưng tấy, đỏ và có thể chảy máu khi đánh răng hoặc ấn nhẹ. Đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề bệnh lý răng miệng mà bạn cần phải đề phòng:

1.1 Viêm nướu gây sưng nướu răng cửa hàm trên

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh nha chu, do vi khuẩn tích tụ trong mảng bám và cao răng ở viền nướu. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu nặng hơn, dẫn đến tổn thương nướu và mất răng.

sưng nướu răng cửa hàm trên do đâu

Viêm nướu có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sưng nướu răng

1.2 Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm lan rộng đến các mô xung quanh răng, bao gồm nướu, xương ổ răng và dây chằng. Viêm nha chu có thể dẫn đến:

– Nướu tụt, lộ chân răng
– Xương ổ răng bị tiêu hủy
– Răng lung lay, thậm chí rụng
– Nhiễm trùng lan rộng

1.3 Áp xe nướu và sưng nướu răng cửa hàm trên

Áp xe nướu là tình trạng mủ hình thành trong túi nướu do vi khuẩn xâm nhập. Áp xe nướu gây ra các triệu chứng như:

– Sưng nướu dữ dội
– Đau nhức dữ dội
– Sốt
– Hơi thở có mùi hôi thối

1.4 Nhiễm trùng răng

Do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng (phần trung tâm của răng) qua lỗ sâu hoặc chấn thương mà chúng ta có thể bị nhiễm trùng răng. Bệnh lý nhiễm trùng răng được nhận biết với một số biểu hiện như:

– Đau nhức dữ dội, nhói buốt
– Sưng nướu
– Sốt
– Hơi thở có mùi hôi thối

1.5 Một số nguyên nhân khác

Sưng viêm nướu được nhắc đến nhiều nhất do tình trạng vệ sinh răng miệng kém. Khi bạn không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ tích tụ trong mảng bám và cao răng, gây kích ứng nướu và dẫn đến viêm nhiễm.

Tình trạng này cũng có thể được vô tình tạo ra khi nướu bị dị vật đâm vào hoặc bị ngoại lực tác động. Ngoài ra, một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, rối loạn máu, hay suy giảm miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ sưng nướu.

sưng nướu răng cửa hàm trên vì đâu

Bác sĩ cho biết, có nhiều nguyên nhân gây tình trạng sưng nướu răng

2. Nướu răng cửa hàm trên sưng liệu có nguy hiểm?

Thông thường, tình trạng nướu hàm trên bị sưng thường không nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, tình trạng nướu có thể trở về trạng thái bình thường sau vài ngày với những điều chỉnh về mặt vệ sinh, ăn uống nhất định.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Viêm nha chu nặng: Gây tổn thương nướu, tiêu hủy xương ổ răng và mất răng.

– Nhiễm trùng lan rộng: Có thể lây lan sang các mô xung quanh, thậm chí vào máu, gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm mô tế bào, áp xe, nhiễm trùng huyết,…

– Mất thẩm mỹ: Sưng nướu, nướu tụt, lộ chân răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười.

– Gây khó khăn khi ăn nhai: Sưng đau nướu khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn.

– Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể: Viêm nha chu có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, sinh non,…

Chính vì thế, không nên mất cảnh giác với tình trạng sưng viêm nướu, đặc biệt là khi sưng nướu nhiều ngày không khỏi.

3. Điều trị đúng cách khi nướu răng cửa hàm trên bị sưng

Việc điều trị sưng vùng nướu răng cửa hàm trên phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng biểu hiện mà bệnh gây nên:

– Vệ sinh răng miệng: Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp sưng nướu được xác định không tiềm ẩn các nguy cơ bệnh nguy hại. Khi đó, cần chú ý vệ sinh hằng ngày khu vực răng miệng bằng cách: đánh răng sáng tối và sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám, súc miệng với nước muối,…

Cạo vôi răng: Trong trường hợp lấy sưng viêm nướu do vôi răng gây nên, cần làm sạch vôi răng để loại trừ mầm bệnh. Bên cạnh đó, cần chú ý định kỳ 6 tháng một lần đến các nha khoa để loại bỏ mảng bám và cao răng.

– Sử dụng thuốc: Thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng sinh (nếu có nhiễm trùng),… tùy từng bệnh lý và mức độ bệnh sẽ được chỉ định phù hợp nhằm loại bỏ tình trạng sưng nướu này.

– Điều trị nha chu: Tùy theo mức độ bệnh. Bác sĩ nha khoa có thể chỉ định cạo vôi răng chuyên sâu, phẫu thuật nha chu trong trường hợp nặng.

– Điều trị tủy răng: Tẩy tủy, trám răng hoặc bọc răng (nếu bị nhiễm trùng răng).

– Điều trị bệnh lý toàn thân: Điều trị các bệnh lý toàn thân có thể làm tăng nguy cơ sưng nướu nếu có.

4. Phòng ngừa sưng nướu đúng cách

Để phòng ngừa sưng nướu răng cửa hàm trên, bạn cần:

– Vệ sinh răng miệng khoa học, kỹ lưỡng, đúng phương pháp.

– Chế độ ăn uống lành mạnh với việc hạn chế các loại đồ ngọt, đồ gia vị mạnh, … Đồng thời, uống nhiều nước, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết với sức khỏe răng miệng.

– Tránh các thói quen xấu gây hại cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là việc sử dụng thuốc lá, bia rượu,… Ở trẻ em, cần tránh việc trẻ mút tay, mút môi, đẩy lưỡi…

– Luôn chủ động đến các cơ sở nha khoa uy tín để khám và điều trị tốt các bệnh lý răng miệng.

– Khám nha định kỳ 3-6 tháng 1 lần để kiểm tra răng miệng, loại bỏ cao răng và quản lý các vấn đề nha chu.

sưng nướu răng cửa hàm trên ăn gì

Lối sống khoa học là điều cần thiết để phòng ngừa tình trạng sưng nướu răng

Nhìn chung, việc sưng nướu răng cửa hàm trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nhiều bệnh lý răng miệng và bệnh lý toàn thân liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Do đó, khi có hiện tượng sưng nướu này, bạn nên sớm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được nha sĩ khám, xác định và đánh giá nguyên nhân, tình trạng bệnh, đồng thời có phương pháp chữa sưng nướu đúng cách, đúng nguyên nhân bệnh. Bên cạnh đó, cần luôn chủ động vệ sinh răng miệng, khám nha định kỳ để an tâm phòng, kiểm soát các bệnh lý răng miệng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital