Sưng amidan sốt có gây ra triệu chứng nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Sưng amidan sốt xuất hiện khi số lượng vi khuẩn, virus xâm nhập tấn công cơ thể khiến amidan sưng to, đỏ và viêm nhiễm nhiều lần gây nên tình trạng sốt cao ở người bệnh. Vậy liệu sưng viêm amidan có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thế nào là sốt amidan?

Amidan là cơ quan thuộc đường hô hấp, là tổ chức lympho phía sau vòm họng. Amidan được biết đến là hàng rào miễn dịch ngăn cản sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh để tránh không gây tổn thương hệ hô hấp và sản sinh ra chất miễn dịch cho cơ thể. Do cơ chế phải tiếp xúc nhiều với vi khuẩn và virus nhiều mà có thể dẫn đến suy giảm chức năng, gây sưng, tấy.

Sốt amidan là bệnh thuộc tai – mũi – họng phổ biến, do virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm vòm họng làm amidan sưng to, đỏ. Khi amidan bị viêm nặng mà không điều trị dứt điểm sẽ đi kèm với chứng sốt cao. Lúc này, người ta gọi đây là bệnh viêm amidan, hoặc viêm họng amidan. Thông thường, đối tượng dễ mắc bệnh viêm amidan nhất là trẻ nhỏ bởi sức đề kháng còn yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ dàng để virus tấn công.

sưng amidan sốt

Sốt amidan là bệnh thuộc tai – mũi – họng phổ biến, do virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm vòm họng làm amidan sưng to, đỏ

1.1. Triệu chứng của sưng amidan sốt

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của sưng viêm amidan: 

– Đau rát cổ họng 

– Amidan sưng đỏ, xuất hiện lớp phủ màu trắng hoặc vàng

– Xuất hiện vết loét hoặc phồng rộp trên cổ họng

– Đau đầu

– Có cảm giác khó nuốt

– Đau tai

– Sưng hạch ở cổ hoặc hàm

– Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì hơi

Hôi miệng

– Sốt

Khi trẻ em sưng amidan thường sẽ đi kèm các biểu hiện sau đây:

– Biếng ăn, chán ăn

– Chảy nước dãi nhiều

Đau bụng, bụng khó chịu

– Nôn khan, ói

– Táo bón

triệu chứng sưng amidan

Trẻ cảm thấy đau bụng và bụng dạ khó chịu khi sốt amidan

Hầu hết trẻ em đều sẽ mắc sưng amidan 1 lần trong đời bởi đây là bệnh dễ xảy ra, nhất là vào thời tiết lạnh hoặc giao mùa. Tùy thuộc vào thời gian phát bệnh, nếu dưới 10 ngày thì gọi là viêm amidan cấp tính, nếu triệu chứng kéo dài lâu hơn hoặc tái phát nhiều lần thì gọi là viêm amidan mạn tính.

1.2. Sưng amidan sốt có nguy hiểm không?

Chứng sưng amidan có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, đặc biệt là những người có tiền sử về bệnh đường hô hấp, đường thở như viêm xoang, viêm mũi… Ở người lớn, bệnh sưng amidan, viêm amidan ngoài các tác nhân như virus, vi khuẩn độc hại xâm lấn, tấn công cơ thể, các nguyên nhân khác như hút thuốc, uống nhiều rượu bia và các chất kích thích cũng gây nên tình trạng viêm nhiễm hệ hô hấp. 

Thực tế, sưng amidan không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng hay ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người mắc bệnh, có thể tự khỏi sau phát bệnh khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không chữa trị dứt điểm mà để tình trạng bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần, bệnh sẽ gây ra các biến chứng không tưởng như:

– Đột ngột ngừng thở khi ngủ

– Viêm mô tế bào xung quanh amidan

– Nhiễm trùng dẫn đến tự mủ sau amidan

Viêm amidan hốc mủ

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu viêm sưng amidan do một chủng vi khuẩn liên cầu nhóm A hoặc chủng khác gây ra mà không điều trị đúng cách, rất dễ gây ra biến chứng xa cho người bệnh, đó là:

– Sốt thấp khớp

– Viêm cầu thận

viêm amidan cấp tính

Viêm cầu thận là một trong những biến chứng xa nguy hiểm khi người bệnh sưng amidan

2. Cách xử lý khi sưng amidan sốt

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để trị viêm sưng amidan đối với người bệnh. Trong trường hợp bệnh chỉ có triệu chứng sốt và mới mắc bệnh, bạn có thể áp dụng các mẹo sau để hạ nhiệt và giảm các triệu chứng:

– Dùng khăn lạnh để chườm lên trán, cổ và hai nách

– Dùng khăn sạch lau người, lưu ý bạn nên vắt ráo nước trước khi sử dụng

– Dùng thuốc hạ sốt. Bạn nên lưu ý liều lượng và loại thuốc nên dùng theo chỉ định của bác sĩ

– Nên mặc quần áo rộng và thoáng, tránh đồ gò bó gây khó thở và toát mồ hôi

– Bổ sung nước điện giải

– Vệ sinh mũi – họng sạch sẽ và thường xuyên bằng cách nhỏ mũi và súc miệng với dung dịch muối

– Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo khoa học

– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh 

– Luôn giữ ấm cơ thể, tránh gió tạt vào cổ nhiều

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một vài mẹo dân gian để đặc trị sưng viêm amidan:

– Súc miệng nước muối

– Sử dụng lá diếp cá: Diếp cá rửa sạch, giã nát và chắt lấy nước, pha đều với mật ong. Uống trong ngày để thấy tác dụng hiệu quả.

– Dùng gừng và mật ong: Gừng thái lát ngâm vào mật ong, ngậm hàng ngày.

Ngoài ra, phương pháp cắt bỏ amidan được xem là biện pháp hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị dứt điểm viêm sưng và phòng tránh tái phát bệnh. Bác sĩ sẽ dùng dao plasma mỏng, dẹt và optic nội soi điện tử cho phép tiếp cận khu vực viêm nhiễm và hạn chế tối đa việc làm tổn thương các mô lân cận và phòng tránh tái phát.

sưng sốt viêm amidan

Cắt bỏ amidan là phương pháp hiệu quả để trị dứt điểm bệnh và phòng tránh tái phát

Hy vọng thông qua bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về bệnh sưng viêm amidan để bạn biết cách phòng tránh và xử lý khi mắc bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital