Sốt xuất huyết dễ mắc mùa nào? Những triệu chứng giúp nhận biết sốt xuất huyết là gì? Cần làm gì khi bị sốt xuất huyết? Phòng ngừa sốt xuất huyết như thế nào? Nếu bạn đang quan tâm đến những vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
Sốt xuất huyết dễ mắc mùa nào?
Sốt xuất huyết dễ mắc mùa nào là quan tâm của rất nhiều người. Thực tế cho thấy, sốt xuất huyết là bệnh có quanh năm nhưng thường phát triển mạnh vào mùa mưa. Vào mùa mưa nhất là từ tháng 6 đến tháng 11, sốt xuất huyết lây lan nhanh chóng và có khả năng bùng phát thành dịch bệnh. Nhiệt độ, môi trường thích hợp cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển. Bệnh sốt xuất huyết có tính chất lưu hành địa phương, phát triển hàng năm theo mùa và có khả năng bùng phát thành dịch theo chu kỳ 3-5 năm với tính chất định kỳ.
Những triệu chứng giúp nhận biết sốt xuất huyết
- Sốt cao đột ngột 39-40 độ C
- Chán ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng
- Đau đầu
- Đau cơ-khớp
- Đau sau hốc mắt
- Đau họng nhẹ
- Phát ban
- Buồn nôn, ói mửa
- Tiêu chảy
Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ có các biểu hiện dưới đây:
- Đau bụng nặng
- Nôn ra máu
- Thở nhanh, thở khó
- Chảy máu chân răng
- Mệt mỏi, bồn chồn
- Li bì
- Xuất huyết niêm mạc
- Trụy tim mạch
- Xuất huyết dạ dày, não, nội tạng…
Cần làm gì khi bị sốt xuất huyết?
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh sốt xuất huyết và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Việc điều trị sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Khi có các triệu chứng của xuất huyết, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Người bệnh cần nghỉ ngơi, bù nước kịp thời cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước lọc, nước dừa, nước rau, nước điện giải oresol, nước hoa quả, nước canh, nước ép rau củ quả…
Khi người bệnh sốt cao chỉ nên dùng Paracetamol để hạ sốt, giảm đau khớp. Tuyệt đối không dùng aspirin, hoặc ibuprofen vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Người bệnh cần được cách ly tại phòng riêng, mọi ăn uống, sinh hoạt cần trong màn để tránh bị muối đốt và lây lan bệnh sang cho người khác.
Dự phòng sốt xuất huyết
- Ngủ màn cả ngày lẫn đêm để tránh bị muỗi đốt.
- Mặc quần áo dài tay, sáng màu để tránh bị muỗi đốt.
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục về sốt xuất huyết tới toàn dân.
- Diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy bằng mọi biện pháp.
- Nhập viện ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ bị sốt xuất huyết.