Sốt ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 °C. Cha mẹ thường rất lo ngại nếu bé yêu bị sốt tuy nhiên tình trạng này là phổ biến và sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để xác định xem sốt ở trẻ em bằng cách đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế.

Sốt ở trẻ em là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 °C.

Sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 °C.

1. Nguyên nhân gây sốt là gì?

Hầu hết sốt là do nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác. Nhiệt độ cơ thể cao là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn… Các nguyên nhân gây sốt thường gặp là:

  • Các bệnh viêm đường hô hấp trên
  • Cúm
  • Viêm tai
  • Viêm amidan
  • Bệnh về thận và các bệnh viêm đường tiết niệu
  • Các bệnh thông thường ở trẻ chẳng hạn như bệnh thủy đậu hoặc ho gà

Nhiệt độ cơ thể trẻ cũng có thể tăng sau khi tiêm chủng hoặc trẻ quá nóng do mặc nhiều lớp quần áo.

2. Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp?

Tới bệnh viện ngay nếu:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt cao hơn 38 độ C
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi và sốt cao hơn 39 độ C hoặc cao hơn

Cha mẹ cũng nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra nếu có các dấu hiệu bất thường khác về sức khỏe như ói mửa liên tục, chán ăn, buồn ngủ, ủ rũ… Nếu trẻ vẫn thích chơi và ăn uống bình thường thì tình trạng sốt có thể không nghiêm trọng.

3. Điều trị sốt

Nếu trẻ bị sốt, điều quan trọng là giữ nước cho cơ thể bằng cách cho trẻ uống nhiều nước mát.

Nếu trẻ bị sốt, điều quan trọng là giữ nước cho cơ thể bằng cách cho trẻ uống nhiều nước mát.

Nếu trẻ bị sốt, điều quan trọng là giữ nước cho cơ thể bằng cách cho trẻ uống nhiều nước mát. Trẻ cần được nhận nhiều chất lỏng như sữa mẹ hoặc sữa bột. Thậm chí nếu trẻ không khát, cố gắng cho trẻ uống ít và thường xuyên để cơ thể vẫn nhận được đủ lượng nước.. Cha mẹ nên cho trẻ được thoáng mát, chỉ nên mặc cho bé những quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi, rộng rãi, mát mẻ. Để hạ sốt có thể dùng nước ấm như khi tắm cho trẻ để lau kỹ phần nách và bẹn của bé, trong thời gian khoảng 5-15 phút. Tránh để bé tiếp xúc với nước lâu, có thể bé sẽ chuyển qua cảm lạnh. Ngưng lau mát khi nhiệt độ giảm dưới 38,5 độ C. Tuyệt đối không được chườm nước đá lạnh lên người trẻ.
Paracetamol và ibuprofen cho trẻ em là thuốc hạ sốt, giúp hạ sốt và đồng thời giảm đau. Thuốc hạ sốt không phải là luôn luôn cần thiết. Nếu trẻ không mệt mỏi, khó chịu vì sốt hoặc các bệnh lý tiềm ẩn, cha mẹ không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
Khi sử dụng thuốc hạ sốt, luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm trong bao bì của thuốc để tìm ra liều lượng chính xác với độ tuổi của trẻ.

4. Lưu ý

Đôi khi tình trạng sốt cao ở trẻ kèm theo các triệu chứng khác là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Các triệu chứng này có thể là:

  • Khó thở
  • Nôn
  • Phát ban
  • Co giật

Các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng thường gây sốt là:

  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm phổi

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital