Những cách điều trị nhức răng đơn giản và hiệu quả tại nhà
Đau nhức răng là dấu hiệu nhận biết khi bạn gặp các vấn đề như: viêm nướu, sâu răng, mọc răng khôn… Nhức răng có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy thử áp dụng những cách điều trị nhức răng đơn giản tại nhà và lưu ý để biết được khi nào cần đi khám bác sĩ bạn nhé!
1. Nguyên nhân gây nhức răng
– Sâu răng: Đau răng thường bắt nguồn từ sâu răng, một vấn đề phổ biến và có thể gây ra nhiều hệ quả. Sâu răng hình thành khi vi khuẩn trong miệng tạo ra axit ăn mòn răng, tạo thành lỗ hổng. Hậu quả của việc không điều trị sâu răng có thể rất nghiêm trọng, bao gồm đau nhức, nhiễm trùng…
– Răng ê buốt: Khi ăn hoặc uống đồ ăn quá nóng hoặc lạnh, hoặc khi răng chịu tác động vật lý.
– Răng nứt vỡ hoặc miếng trám răng bị vỡ: Răng bị hư hại do nứt, mẻ hoặc miếng trám hỏng có thể gây đau nhức, ê buốt, và nếu không được xử lý có thể dẫn đến nhiễm trùng và các vấn đề nha khoa nghiêm trọng hơn.
– Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn tích tụ làm xuất hiện các tình trạng như viêm nướu, sâu răng hoặc răng bị hư tổn hoặc áp xe răng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, nha sĩ có thể lựa chọn: điều trị bằng thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh, hoặc tư vấn bệnh nhân về việc điều trị tủy răng.
– Răng mọc lệch: Răng mọc lệch hoặc nhú 1 phần khỏi nướu cũng gây đau nhức khó chịu. Thông thường, trẻ em mọc răng sữa và người lớn mọc răng khôn sẽ dễ bị đau nhức răng. Răng khôn là răng mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành. Đa phần, cấu tạo hàm răng của nhiều người không đủ chỗ để răng khôn phát triển hoàn toàn. Do vậy, răng khôn dễ mắc kẹt giữa nướu và xương hàm dẫn đến việc khó vệ sinh, tạo ra các vấn đề răng miệng như: nhiễm trùng nướu, đau răng, sâu răng,…

2. Những cách điều trị nhức răng đơn đơn giản tại nhà
2.1 Súc miệng bằng nước muối hoặc sử dụng một số loại thảo mộc có chất kháng viêm
– Muối chứa lượng lớn các loại khoáng chất giúp giảm đau, giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng. Vì vậy, nếu đau nhức răng, bạn có thể súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày để ngăn vi khuẩn tấn công và giảm sưng viêm.
Bạn pha chế nước muối với tỉ lệ như sau: 1 muỗng cà phê muối cho vào ly với khoảng 350ml nước ấm, khuấy đều đến tan rồi súc miệng. Lưu ý khi nếm thấy vị nước muối nhàn nhạt là vừa, không nên pha quá nhiều muối.
– Đun nước cây lược vàng để chữa đau răng: Rửa sạch 4-5 lá lược vàng rồi cho vào nồi hãm với nước đun sôi trong vòng 12 tiếng. Bạn uống nước này thay nước trắng hàng ngày có công dụng chữa đau răng, giúp kháng viêm và diệt khuẩn hiệu quả. Bởi cây lược vàng chứa hoạt chất kháng viêm nên giúp điều trị nhức răng hiệu quả tại nhà.

– Bạc hà hay đinh hương cũng đều có thành phần gây tê, từ đó làm dịu cơn đau răng. Hai loại thảo mộc này cũng được sử dụng như hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm.
Thực hiện như sau: dùng lá bạc hà khô ngâm với nước sôi trong khoảng 20 phút để làm thành trà bạc hà. Sau đó súc miệng ngày 2 lần với dung dịch này, cơn đau răng sẽ giảm.
2.2 Chườm lạnh giúp điều trị nhức răng tạm thời
Cách giảm đau đơn giản và nhanh nhất mà bạn có thể áp dụng ngay khi có cơn nhức răng đó là chườm lạnh. Bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây để làm giảm đau nhức nhanh chóng:
Chuẩn bị khăn mỏng hoặc túi vải, sau đó cho ít đá lạnh vào. Chườm qua lớp vải sẽ giảm bớt nhiệt lạnh của đá, từ đó ít gây hại cho cơ thể cũng như tổn thương niêm mạc miệng. Bạn thực hiện mỗi lần khoảng 20 phút.
Lưu ý: Những cách chữa đau nhức răng trên chỉ là phải pháp giảm đau tạm thời. Bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm hiểu nguyên nhân đau nhức và điều trị kịp thời.
3. Những điểm cần lưu tâm khi điều trị nhức răng tại nhà
– Không nên ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc đồ ngọt, không hút thuốc vì có thể làm cho một số vấn đề về răng xấu hơn.
– Không nên hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, vì chúng có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
4. Những biểu hiện nhức răng cần đi khám bác sĩ
Bạn nên đi khám hoặc tái khám để kiểm tra chính nguyên nhân gây đau nhức răng khi có các dấu hiệu sau:
– Có biểu hiện nhức răng kéo dài khi thực hiện các biện pháp tại nhà mà không khỏi.
– Đau răng nghiêm trọng hay có mủ sưng lớn gây lệch cấu trúc mặt.
– Cơn đau xuất hiện ở răng bị sâu, hoặc răng đã từng bị sâu nhưng chưa được điều trị.
– Nhức răng có chiều hướng gia tăng sau khi áp dụng các biện pháp tự điều trị nhức răng tại nhà.
5. Cách phòng ngừa đau nhức răng
5.1 Cẩn thận trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày
Nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày: sau khi thức dậy vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời dùng chỉ nha khoa trước khi chải răng giúp làm sạch các mảnh thức ăn còn sót lại và vi khuẩn. Chăm sóc răng miệng thường xuyên giúp răng và nướu sạch sẽ và loại bỏ vi khuẩn gây viêm nướu.
5.2 Khám nha khoa định kỳ và lấy cao răng là điều cần thiết trong quá triều điều trị nhức răng
Việc lấy cao răng định kỳ (6-12 tháng một lần) là cần thiết để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Đặc biệt, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ, hãy trao đổi với nha sĩ để được tư vấn về chế độ chăm sóc phù hợp.

Khi gặp các triệu chứng liên quan đến đau nhức răng miệng, bạn có thể đến khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ y khoa kịp thời. Với không gian điều trị chuẩn nha khoa, kết hợp cùng các thiết bị hiện đại, Thu Cúc TCI được nhiều người tin tưởng lựa chọn để chăm sóc sức khỏe tổng thể và chăm sóc sức khỏe răng miệng.