Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì – Cha mẹ cần biết
Bụng bé “biểu tình”, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… là tình huống khiến các bậc cha mẹ thường xuyên lo lắng, nhất là khi trẻ rối loạn tiêu hóa lâu dài. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ không hiếm gặp, song nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, trẻ dễ bị sụt cân, suy dinh dưỡng, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài. Khi đó, việc cho con ăn đúng cách rất quan trọng bên cạnh việc điều trị. Vậy, trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để vừa hỗ trợ phục hồi hệ tiêu hóa, vừa đảm bảo đủ dưỡng chất cho trẻ?
1. Tổng quan
1.1. Rối loạn tiêu hóa là gì và dấu hiệu nhận biết
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hoạt động tiêu hóa của trẻ gặp trục trặc khiến thức ăn không được hấp thu hiệu quả, dẫn đến hàng loạt triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, nôn trớ hoặc đau bụng. Phụ huynh cần quan sát kỹ để nhận biết sớm và có biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, bao gồm:
– Đau bụng
– Tiêu chảy kéo dài hoặc táo bón mạn tính
– Đầy hơi, khó tiêu
– Buồn nôn, nôn mửa sau bữa ăn
– Chán ăn, sụt cân
– Khó ngủ, quấy khóc do đau bụng
Trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa dễ quấy khóc không rõ nguyên nhân, kém ăn trông thấy
1.2. Nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa trẻ bị rối loạn
Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng thức ăn, hoặc đơn giản là thay đổi chế độ ăn đột ngột. Một số nguyên nhân thường xuyên dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như:
– Chế độ vệ sinh kém
– Chế độ ăn uống không hợp lý
– Stress, căng thẳng tâm lý từ học tập
– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
– Dị ứng thức ăn
– Không dung nạp lactose
– Lạm dụng kháng sinh
– Thói quen sinh hoạt
Ngoài ra, cũng có nhiều trẻ gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác như: bệnh nhiễm trùng tái phát thường xuyên, bệnh lý bẩm sinh hoặc mãn tính, …
1.3. Những hệ lụy nếu không can thiệp kịp thời
Một khi hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, trẻ không chỉ gặp khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng mà còn dễ mệt mỏi, kém tập trung, giảm sức đề kháng. Trong trường hợp kéo dài, rối loạn tiêu hóa có thể gây:
– Suy dinh dưỡng
– Ảnh hưởng đến việc phát triển về thể chất và trí não
– Nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột mạn tính
2. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ rối loạn tiêu hóa
2.1. Ưu tiên các món dễ tiêu, giàu dinh dưỡng
Hệ tiêu hóa lúc này đang “yếu ớt”, do đó, cha mẹ cần ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc chế biến thực phẩm thành dạng lỏng hoặc nghiền nhỏ cũng giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ.
2.2. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Thay vì ép trẻ ăn nhiều trong một bữa, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 – 6 bữa/ngày. Điều này giúp hệ tiêu hóa của trẻ không bị quá tải, đồng thời tạo điều kiện để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Việc chia nhỏ bữa ăn có thể giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để nhanh phục hồi?
Khi đối diện với tình trạng con gặp trục trặc tiêu hóa, cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm vừa lành tính, vừa hỗ trợ khôi phục lại sự cân bằng của hệ tiêu hóa. Một số món phụ huynh có thể lưu ý:
3.1. Thức ăn chứa probiotic và prebiotic tự nhiên
Probiotic (lợi khuẩn) và prebiotic (chất xơ hòa tan nuôi lợi khuẩn) là bộ đôi “cứu cánh” cho đường ruột đang mất cân bằng. Việc bổ sung hai thành phần này giúp khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường tiêu hóa và giảm tình trạng rối loạn.
Gợi ý thực phẩm:
– Sữa chua: Chọn loại ít đường, không có hương liệu tổng hợp
– Chuối chín: Giàu chất xơ hòa tan và prebiotic tự nhiên
– Khoai lang: Tốt cho tiêu hóa và chống táo bón
3.2. Cháo trắng hoặc cháo cà rốt, thịt nạc
Nếu cha mẹ đang tìm hiểu trẻ khi rối loạn tiêu hóa nên ăn gì khi bé bị tiêu chảy hoặc nôn ói, thì cháo là lựa chọn đơn giản, dễ tiêu và dễ hấp thu nhất. Kết hợp với một chút thịt nạc, cà rốt hoặc khoai tây giúp bổ sung năng lượng mà không gây kích ứng dạ dày.
Lưu ý chế biến:
– Cháo nên nấu nhừ, loãng vừa phải
– Thịt cần xay nhuyễn, lọc bỏ xơ
– Không nêm nếm quá mặn hay dùng gia vị công nghiệp
3.3. Rau củ luộc, nghiền mịn cho câu hỏi Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì
Rau xanh và củ quả giúp bổ sung vitamin A, C, E và chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, cha mẹ nên chế biến thật mềm và nghiền nhuyễn để trẻ dễ nuốt và dễ hấp thu hơn.
Một số lựa chọn phù hợp:
– Bí đỏ
– Cà rốt
– Rau ngót
3.4. Nước gạo rang, nước oresol tự nhiên
Trẻ bị tiêu chảy thường đi kèm tình trạng mất nước và điện giải. Thay vì chỉ uống nước lọc, phụ huynh có thể cho trẻ uống thêm nước gạo rang hoặc nước dừa pha loãng để bù nước và khoáng chất an toàn.
4. Những thực phẩm nên tránh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Song song với việc lựa chọn đúng thực phẩm, cha mẹ cũng cần tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại thức ăn có thể khiến tình trạng rối loạn nặng hơn như:
– Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Khó tiêu, gây đầy bụng
– Đường tinh luyện, bánh kẹo ngọt: Tăng lên men đường ruột, làm trầm trọng triệu chứng
– Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp: Chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho hệ tiêu hóa
– Sữa tươi nguyên chất: Với trẻ tiêu chảy, sữa có thể khiến tình trạng nặng hơn do không dung nạp lactose tạm thời
5. Lời khuyên chăm sóc dinh dưỡng từ chuyên gia
5.1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để không bị suy dinh dưỡng?
Dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa giúp trẻ vượt qua giai đoạn rối loạn tiêu hóa mà không bị tụt cân hay suy giảm thể trạng. Phụ huynh cần duy trì lượng protein phù hợp qua thịt nạc, cá, trứng, kết hợp bổ sung vitamin từ rau củ quả và trái cây mềm. Tuyệt đối không nên cắt giảm khẩu phần quá nhiều vì sợ “nặng bụng”, điều đó có thể khiến trẻ rơi vào thiếu hụt năng lượng trầm trọng.
Đưa trẻ đi khám để được tư vấn cụ thể về bệnh tình của bé cũng như cách điều trị rồi loạn tiêu hóa cho trẻ phù hợp
5.2. Đưa trẻ đi khám phù hợp
Việc ăn uống chỉ giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Với bệnh lý này, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để con được thăm khám với bác sĩ phù hợp, xác định đúng nguyên nhân, tư vấn điều trị đúng cách và đưa ra phác đồ điều trị cũng như việc ăn uống phù hợp cho trẻ.
Có thể nói, dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong quá trình phục hồi khi trẻ gặp vấn đề tiêu hóa. Câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì không chỉ là nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ, mà còn là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Việc lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, giàu probiotic, tránh các món ăn gây kích thích sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo khẩu phần ăn khoa học và an toàn, cha mẹ đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt trong trường hợp triệu chứng kéo dài hay trẻ có dấu hiệu sụt cân nhanh chóng.