Menu xem nhanh:
Sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi tiết niệu hay còn gọi là sỏi đường tiết niệu, đây là hiện tượng khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng ở các cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi tiết niệu gồm 3 loại chính là sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang, trong đó phổ biến nhất là sỏi thận và sỏi niệu quản (chiếm 85%), sỏi bàng quang (chiếm khoảng 15%), sỏi niệu quản rất hiếm gặp.
- Sỏi thận và sỏi niệu quản là 2 loại sỏi chính, chiếm 85% số ca mắc sỏi tiết niệu, sau đó là sỏi bàng quang (sỏi niệu đạo rất ít gặp). Sỏi tiết niệu nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe đặc biệt là thận. (ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu
Có nhiều nguyên nhân gây sỏi tiết niệu, trong đó phải kể đến việc dùng môt số loại thuốc liều cao, dài ngày (do lạm dụng) như thuốc canxi trong phòng và điều trị loãng xương, lạm dụng vitamin C trong thời gian dài, chế độ ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi như tôm, cua, phủ tạng động vật,… sẽ khiến cơ thể không hấp thu hết lượng canxi trong cơ thể, dẫn đến dư thừa canxi và gây lắng đọng hình thành sỏi ở đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiểu cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiểu gây tổn thương thận, tổn thương niêm mạc bàng quang, niệu quản, niệu đạo dễ bị viêm và gây lắng đọng canxi, oxalate tạo nên sỏi. Ngược lại những người bị sỏi tiết niệu cũng rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu vì chúng có mối quan hệ 2 chiều với nhau.
Ngoài ra sỏi đường tiết niệu có thể xảy ra do người bệnh bị mắc một số bệnh như: tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (nam giới), dị dạng đường tiểu, u đường tiết niệu, bệnh tiểu khung (phụ nữ) gây nên hiện tượng lắng đọng nước tiểu do sự chèn ép, từ đó dễ hình thành sỏi tiết niệu.
3 phương pháp tán sỏi công nghệ cao “KHÔNG” phẫu thuật
Trước đây sự phát triển của khoa học, kỹ thuật ở Việt Nam chưa cao, bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu thường phải áp dụng biện pháp mổ mở để lấy sỏi. Mổ mở dễ khiến người bệnh cảm thấy đau, phải nằm viện dài ngày và có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu, viêm nhiễm trong quá trình mổ.
Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ các phương pháp tán sỏi công nghệ cao đã được ra đời, giúp hàng ngàn bệnh nhân sạch sỏi nhanh chóng mà KHÔNG cần phẫu thuật. Đó là 3 phương pháp: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng Laser và tán sỏi qua da. Các phương pháp này được áp dụng rộng rãi trên thế giới và nhiều bệnh viện TOP đầu về điều trị sỏi tại Việt Nam, đồng thời cũng đem lại rất hiệu quả cho hàng ngàn bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích phát ra từ máy tán sỏi hội tụ chính xác vào vị trí viên sỏi đang cư trú và tán vỡ chúng với một mức công suất lớn khoảng 3000 nhịp/phút. Sau đó các vụn sỏi đã được tán sẽ bài tiết theo đường nước tiểu đi ra ngoài.
Tán sỏi ngoài cơ thể giúp bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau, không phẫu thuật, không gây bất kỳ tổn thương nào đến cơ thể, không dùng thuốc uống kéo dài, thời gian tán sỏi nhanh chóng chỉ khoảng 30 phút và bệnh nhân có thể về nhà luôn ngay sau khi tán xong.
Tám sỏi ngoài cơ thể được chỉ định đối với những loại sỏi thận có kích thước <2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và <1.5cm.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng Laser
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng Laser là phương pháp sử dụng ống nội soi đi từ vùng niệu đạo, qua bàng quang và lên niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi và “phá vỡ” chúng bằng tia Laser, sau đó các vụn sỏi đã được phá vỡ sẽ được gắp ra ngoài.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng Laser tác động theo đường ống tự nhiên của cơ thể (đường dẫn nước tiểu), không phẫu thuật, không đau, không để lại sẹo, bệnh nhân có thể xuất viện sau 24h, đồng thời không gây tổn thương đến các cơ quan lân cận trên cơ thể.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng Laser được chỉ định với những loại sỏi niệu quản 1/3 giữa, 1/3 dưới và >0.6cm, sỏi bàng quang.
Tán sỏi qua da
Tán sỏi qua da là biện pháp tạo một đường hầm nhỏ trên lưng khoảng 5mm, nhỏ như đầu bút, vào đến vị trí nơi viên sỏi đang cưa trú và sau đó sử dụng tia Laser để “phá” vỡ sỏi thành những mảnh vụn sỏi nhỏ và lấy chúng ra ngoài.
Tán sỏi qua da là một trong những phương pháp ưu việt, đặc trị các loại sỏi có kích thước lớn, sỏi cứng đầu như sỏi san hô. Tán sỏi qua da ít đau, không lo sẹo xấu, sạch sỏi tận gốc, không sợ sót sỏi và bệnh nhân có thể ra viện sau 3 ngày.
Tán sỏi qua da được chỉ định với những loại sỏi thận có kích thước >2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và >1.5cm.
Hiện tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những đơn vị TOP đầu về điều trị sỏi bằng công nghệ cao “KHÔNG” phẫu thuật. Hàng ngàn bệnh nhân và người bệnh đã tin tưởng, lựa chọn và trị sạch sỏi tại bệnh viện Thu Cúc.