Sỏi thận hình thành do rối loạn trao đổi chất khoáng trong cơ thể. Để điều trị sỏi thận, bên cạnh việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, vậy những thực phẩm người bệnh sỏi thận nên kiêng là gì?
Menu xem nhanh:
1.Tìm hiểu chung về bệnh sỏi thận và những biến chứng nguy hiểm
Sỏi thận hình thành khi các chất khoáng và chất cặn trong nước tiểu không đào thải được ra bên ngoài tạo thành khối cứng và làm ngăn chặn dòng nước tiểu dẫn tới tắc ứ dòng nước tiểu hoặc viêm nhiễm đường tiết niệu.
Những dấu hiệu bệnh có thể kể đến như: Đau vùng hông lưng, khó tiểu, đi tiểu buốt, nước tiểu có mùi và màu đậm, sốt hoặc ớn lạnh…
Sỏi thận, sỏi tiết niệu có thể “ủ bệnh” trong nhiều năm nhưng cũng có thể kéo theo nhiều hệ lụy khó lường như: viêm tiết niệu, giãn ứ đài bể thận, suy thận thậm chí là tử vong. Đồng thời căn bệnh này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
2. Những dòng thực phẩm người bệnh sỏi thận nên kiêng
Chế độ ăn uống của mỗi người bệnh sỏi rất quan trọng bởi các chất khi hấp thụ vào cơ thể đều sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Người bệnh sỏi thận càng nên thận trọng hơn với chế độ ăn của mình.
Bên cạnh đó, người bệnh nên điều trị sớm sỏi thận theo chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.
2.1 Hạn chế muối và chất béo – Thực phẩm phổ biến người bệnh sỏi thận nên kiêng
Để cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, người bệnh nên giảm lượng muối trong bữa ăn hằng ngày, duy trì thói quen ăn nhạt tốt cho thận.
Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ cũng nên tránh, thay vào đó là các món hấp hoặc luộc.
2.2 Hạn chế các loại thịt – Thực phẩm thường ngày người bệnh sỏi thận nên kiêng
Người bệnh sỏi thận trong quá trình điều trị nên chú ý hạn chế ăn các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ như thịt bò, thịt dê…Có thể thay thế cá hoặc tôm cua với một lượng vừa phải.
2.3 Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate
Các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sôcôla, cà phê và trà đặc…chứa nhiều oxalate, người bị sỏi thận cũng nên giảm những loại thực phẩm này.
Mặc dù rau xanh giàu chất xơ rất tốt cho người bị sỏi thận nhưng một số rau như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất thì người sỏi thận lại không nên ăn.
2.4 Không ăn thực phẩm chứa chất purin
Các thực phẩm như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…chứa nhiều chất purin gây sỏi thận cũng không nên ăn.
2.5 Hạn chế rượu và các đồ uống có cồn
Uống nhiều rượu và các đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất và độ kiềm trong môi trường cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Do đó, người bị sỏi thận nên hạn chế các loại đồ uống này.
3. Người bệnh sỏi thận nên kiêng hoạt động gì?
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh sỏi thận cũng nên xây dựng lối sống và sinh hoạt khoa học để tránh những biến chứng nguy hiểm, trong đó có:
– Người bệnh không nên duy trì những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là thận: hút thuốc lá, ăn mặn và ăn nhiều đồ chế biến sẵn
– Không nên vận động quá mạnh khi đau sỏi mà nên nằm nghỉ ngơi nhẹ nhàng tránh nguy cơ bệnh
– Không nên lười vận động, nằm ì ạch quá nhiều
– Không nên ăn nhiều thực phẩm có hại cho thận, đồng thời tích tụ dẫn tới béo phì
– Không nên tự điều trị sỏi thận ở nhà với các bài thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không có bài thuốc rõ ràng theo chỉ định cụ thể. Bởi điều này rất dễ dẫn tới quá liều, ngộ độc hoặc thậm chí khiến sỏi trở nên trầm trọng hơn.
4. Điều trị bệnh sỏi thận
Hiện nay, có rất nhiều phác đồ chuyên biệt và tiên tiến trong điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Thay vì mổ mở đau đớn hay phải nằm viện lâu dài hoặc dùng thuốc trong khoảng thời gian lâu thì hiện tại tán sỏi không mổ là giải pháp tối ưu được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng bởi:
– Không cần rạch mổ mà sẽ ưu tiên điều trị theo đường tự nhiên và công nghệ hiện đại như: laser, máy tán xung kích, nội soi…
– Không gây biến chứng, sang chấn hay đau đớn cho người bệnh
– Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị
Hiện nay, các phương pháp tán sỏi đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở y tế với các phương pháp có thể điều trị đa dạng cho các loại sỏi ở nhiều vị trí khác nhau như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, tán sỏi ống mềm và tán sỏi ngược dòng.
Các phương pháp này có tỉ lệ sạch sỏi rất cao, không chỉ mang lại nhiều tối ưu và lợi ích cho người bệnh mà còn giúp người bệnh an tâm hơn trong quá trình điều trị.