“Chào bác sĩ, tôi đã bị sỏi thận 2 năm nay, dạo gần đây có lúc tôi bị đau quặn vùng lưng, bụng và đi tiểu ra máu. Theo tôi được biết bệnh của tôi rất dễ bị suy thận nếu không được điều trị tốt, điều này khiến tôi băn khoăn không biết suy thận có những nguy hiểm gì? Và có cách nào để phòng ngừa tình trạng sỏi thận dẫn đến suy thận? Hy vọng bác sĩ giải đáp giúp tôi”
Thanh Phương (Hà Nội)
Cảm ơn bạn Phương đã gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau
Menu xem nhanh:
Vì sao sỏi thận dẫn đến suy thận?
Khi sỏi thận di chuyển, cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm và là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận.
Người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi. Đồng thời tất cả các loại sỏi đều có thể gây tổn thương thận và suy thận nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Sỏi thận có thể gây ra các cơn suy thận cấp và mạn, cụ thể:
Suy thận cấp
Hay gặp trong trường hợp sỏi rơi xuống làm tắc cả hai bên niệu quản, gây ứ nước toàn phần, dẫn đến suy thận. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp sỏi chỉ ở một bên niệu quản, nhưng do phản xạ co mạch, dẫn đến co thắt cả hai bên niệu quản làm hình thành cơn suy thận cấp.
Suy thận mạn
Vì bệnh diễn biến thầm lặng và do lâu ngày tích tụ dần lại, nên chúng ta thường không chú ý đến, tuy nhiên đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm dẫn đến làm mất dần chức năng lọc máu của thận. Lúc này, người bệnh phải cần đến biện pháp chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Ảnh hưởng của suy thận đến sức khỏe
Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh như:
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
Suy thận khiến người bệnh mệt mỏi, ăn kém ngon, chuột rút… do chất thải tích tụ trong máu. Người bệnh còn bị ngứa ngáy, khó ngủ, chân tay bồn chồn, xương yếu…
Gây nên nhiều bệnh lý
Suy thận gây ra các bệnh lý như cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày…
Suy giảm sức khỏe sinh sản
Sức khỏe sinh sản và tình dục suy giảm, gây vô sinh, giảm tuổi thọ khi bị suy thận.
Suy giảm nghiêm trọng khả năng thanh lọc cơ thể
Khi khả năng thanh lọc các chất của thận chỉ còn 5-10% thì lúc này thận của bạn đã bước vào thời kỳ nguy hiểm cần phải chạy lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Biện pháp ngăn chặn sỏi thận dẫn đến suy thận
Suy thận khiến tinh thần người bệnh trở nên sa sút, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, việc đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám sỏi thận theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến bệnh suy thận là điều hết sức cần thiết
Ngoài ra, người bị sỏi thận cần có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh
Giảm ăn muối
Ăn mặn dẫn đến nồng độ natri nước tiểu tăng cao, dẫn đến tăng bài tiết canxi trong nước tiểu, gây nên sỏi thận.
Giảm đường
Các chất sucrose và fructose trong đường cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Giảm ăn thịt đỏ
Nếu bạn ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê… sẽ dẫn đến làm giảm pH nước tiểu, tăng bài tiết canxi niệu và giảm citrat niệu, một chất có công dụng ngăn hình thành sỏi thận trong nước tiểu.
Uống nhiều nước lọc
Nên uống 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp đào thải các viên sạn nhỏ, bào mòn các viên sỏi lớn nhằm giúp cho việc điều trị sỏi dễ dàng hơn.
Ăn nhiều rau xanh
Chất xơ trong rau xanh giúp tiêu hóa nhanh, ngăn ngừa sự ứ đọng các chất có trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ oxalat từ ruột và hạn chế sỏi niệu quản hình thành.