Sỏi niệu quản: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Bệnh sỏi niệu quản được đánh giá là nguy hiểm nhất trong các loại sỏi tiết niệu. Sỏi niệu quản có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, với dấu hiệu đặc trưng là những cơn đau quặn và đột ngột ở thắt lưng. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời, có thể khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng như: giãn thận, viêm nhiễm niệu quản, suy thận cấp…Vậy, bệnh sỏi niệu quản: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc từ độc giả.

Sỏi niệu quản là gì?

Sỏi niệu quản là sỏi xuất hiện ở vùng niệu quản của cơ thể. Cơ quan này có cấu tạo là một đường dài khoảng 25 – 28 cm, đường kính trung bình 5mm, dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, càng xuống cuối niệu quản càng hẹp lại.

Căn cứ vào vị trí của sỏi, người ta chia thành các loại như: sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi niệu quản 1/3 giữa, sỏi niệu quản 1/3 dưới, sỏi niệu quản trái, sỏi niệu quản phải.

Hình ảnh mô tả sỏi niệu quản.

Hình ảnh mô tả vị trí sỏi niệu quản.

Số lượng thường là 1 viên, đôi khi nhiều viên hay thành một chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản có sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên dãn to, đoạn niệu quản dưới teo nhỏ, chít hẹp…

Khi sỏi mới hình thành, sỏi chưa gây triệu chứng và các biến chứng, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 năm. Giai đoạn này chưa có các triệu chứng hay triệu chứng rất mờ nhạt, người bệnh thường không để ý. Nếu phát hiện và điều trị nội khoa có hiệu quản đến 80%.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi niệu quản là gì?

Có rất nhiều những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu quản, như:

– Dị dạng niệu quản bẩm sinh: một số dị dạng niệu quản như: niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ… là các yếu tố làm dễ cho sự ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể để kết tụ thành sỏi.

– Tăng canxi máu: canxi máu tăng cao khiến canxi niệu cũng tăng

– U ở tuyến cận giáp làm rối loạn chuyển hóa canxi hoặc có thể do viêm nhiễm mãn tính…

– Nước tiểu bị bão hòa về muối canxi: Tình trạng nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng rất cao.

– Giảm citrat niệu: Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường citrat niệu giảm, khi đó nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh thành sỏi niệu quản.

– Nước tiểu bị quá bão hòa về oxalat: Thức ăn chứa nhiều oxalat hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này. Ở người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non, người có rối loạn men chuyển hóa ở gan do di truyền cũng thường thấy tăng oxalat niệu và dễ có sỏi oxalate.
– Sỏi thận: Sỏi niệu quản do sỏi từ thận rơi xuống là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm khoảng 80% các trường hợp

– Hậu quả của các bệnh lý khác như: bệnh gout, bệnh tuyến giáp,lao, giang mai

– Tổn thương niệu quản do các thủ thuật, phẫu thuật khác gây nên.

– Chế độ ăn uống: thói quen uống ít nước cộng với môi trường sống nóng bức cũng là nguy cơ gây sỏi niệu, bổ sung dư thừa vitamin C…

Triệu chứng bệnh sỏi niệu quản là gì?

Các triệu chứng của bệnh sỏi niệu quản: đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu,..

Bệnh nhân mắc sỏi niệu quản sẽ có các triệu chứng: đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu,..

Bệnh nhân mắc sỏi niệu quản sẽ có những triệu chứng dưới đây:

Đau: là dấu hiệu, triệu chứng nổi bật nhất của bệnh sỏi niệu quản. Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận với biểu hiện: đau xuất hiện đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục không có tư thế giảm đau.

Tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt: người bệnh có thể cảm thấy tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu đục, có mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều, nên lưu ý khi sốt kèm rét run. Trường hợp này đe dọa trầm trọng chức năng thận, có nguy cơ nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

Tiểu máu: có thể tiểu máu vi thể phát hiện qua soi cặn lắng nước tiểu hay tiểu máu đại thể có thể phát hiện bằng mắt thường nước tiểu màu như nước rửa thịt.

Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Sỏi niệu quản nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, như:

Ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận: Do sỏi chặn đường nước tiểu đi qua, nước tiểu không xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài gây ra ứ nước tại thận, giãn đài bể thận làm ảnh hưởng tới chức năng thận.

Viêm đường tiết niệu: Khi viên sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc niệu quản tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm với biểu hiện sốt cao rét run, hố thắt lưng căng đau.

Suy thận cấp: Xảy ra khi sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản gây ra triệu chứng vô niệu.

Suy thận mạn: Khi viêm đường tiết niệu xảy ra kéo dài gây ra suy thận mạn, các tế bào thận tổn thương không phục hồi.

Chẩn đoán sỏi niệu quản như thế nào?

Chụp X-quang thận thường

Chụp thận thuốc tĩnh mạch (UIV) và chụp niệu quản-bể thận ngược dòng (UPR)

Sỏi niệu quản cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Sỏi niệu quản cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Chẩn đoán đặc biệt

Trường hợp sỏi cản quang

– Ở đoạn thắt lưng: Các hạch vôi hoá, hình ảnh của gai ngang đốt sống khi phần ngoài của nó có chỗ cản quang đậm hơn dễ nhầm với viên sỏi.

– Ở đoạn chậu: Có những ổ xương đậm không rõ nguyên nhân, thường thấy trên các cánh chậu; những hình ảnh này mang tính chất cố định trong mọi tư thế của xương chậu trên phim X-quang.

– Ở đoạn hố chậu bé: Dễ nhầm với hình ảnh viêm tĩnh mạch. Viêm tĩnh mạch có hình tròn đồng nhất hoặc có tâm sáng. Phần lớn tĩnh mạch bị viêm có vị trí nằm khá xa ra ngoài đường niệu quản. Khi còn nghi ngờ thì phải dựa vào UIV.

Các hình ảnh vôi hoá của động mạch như những vạch thường nằm dưới khớp vùng chậu( động mạch chậu ).

Trường hợp sỏi không cản quang

Phải phân biệt với các bóng hơi trong chụp UPR, những hình khuyết của nang niệu quản, nhất là khối u của niệu quản.

Điều trị sỏi niệu quản như thế nào?

Sỏi niệu quản ở giai đoạn sớm, khi còn nhỏ có thể chưa gây nguy hiểm cho người bệnh. bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa (uống thuốc). Tuy nhiên, thuốc chỉ kìm hãm sự phát triển của sỏi, không thể sạch tận gốc và dùng liên tục còn có thể làm tăng áp lực giải độc cho gan.

Trong khi đó, với sỏi có kích thước lớn hoặc gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Trước đây, để có thể tiếp cận với sỏi, bác sĩ sẽ phải mổ mở để lấy sỏi. Cách này tuy đơn giản nhưng người bệnh rất đau đớn, có sẹo xấu, mất nhiều thời gian để phục hồi.

Hiện tại, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang áp dụng rất thành công công nghệ tán sỏi niệu quản bằng các phương pháp: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi qua da, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đây được xem là bước đột phá trong điều trị sỏi áp dụng được cho tất cả sỏi niệu quản ở mọi vị trí, mọi kích thước, ít xâm lấn, không gây đau đớn, hiệu quả điều trị cao, phục hồi nhanh chóng…

Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng tại Thu Cúc.

Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng tại Thu Cúc.

Tán sỏi ngoài cơ thể: chỉ định cho sỏi niệu quản ở vị trí 1/3 trên, có kích thước <1.5cm. Bác sĩ sẽ dùng sóng xung kích hội tụ ở viên sỏi và làm tan thành những mảnh sỏi nhỏ rồi thải dần qua đường tiểu một cách nhẹ nhàng, không cần phải mổ, không đau đớn, sỏi được tán nhỏ nhờ nguồn năng lượng tia laser chỉ sau 30 – 45 phút, bệnh nhân có thể được ra viện luôn sau đó.

Tán sỏi qua da: chỉ định sỏi niệu quản 1/3 trên và >1.5cm. Tán sỏi nội soi qua da là tạo một đường hầm nhỏ khoảng 6-10mm, đường hầm chạy từ ngoài da đi vào trong thận, hoặc vị trí có sỏi. Sau đó, dùng khí nén hoặc laser phá vỡ sỏi và hút sỏi nhỏ và vụn sỏi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, xử lý sạch sỏi hoàn toàn, ít tổn hại đến chức năng thận.

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: chỉ định cho các trường hợp sỏi niệu quản ở các vị trí 1/3 giữa, 1/3 dưới, có kích thước từ 0.6cm. Phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser thực hiện theo đường dẫn nước tiểu, sỏi được tán thành những mảnh nhỏ sẽ theo đường tiểu đi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, không có các biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ sạch sỏi 100%. Người bệnh hầu hết có thể ra viện chỉ sau 24h. Phương pháp này cũng được đánh giá là rất an toàn, không ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

Để tìm hiểu về phương pháp tán sỏi nội soi qua da hay cần tư vấn đặt lịch khám mời bạn liên hệ theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital