Sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Bởi có nhiều người sau 2 lần sinh mổ vẫn có ý định có thêm “tập tiếp theo”.
Menu xem nhanh:
1. Sinh mổ lần 3 có được hay không?
Sinh mổ là một phương pháp sinh em bé bằng việc rạch phẫu thuật mộ đường ở bụng và tử cung của người mẹ. Trong nhiều trường hợp, việc sinh mổ sẽ được dự kiến từ trước, ngoài ra cũng có những trường hợp, việc sinh mổ được thực hiện bất thường để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi trong quá trình chuyển dạ.
>> Tìm hiểu: Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ
Theo các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc thì việc sinh mổ chỉ nên thực hiện 2 lần và nên để thời từ 3-5 năm là tốt nhất cho sức khỏe của mẹ cũng như bé được sinh ra khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu các cặp vợ chồng đã có em bé thứ 3 và quyết định sinh mổ thì nên đến viện và nhờ vào sự tư vấn của các bác sĩ để đề phòng những tai biến thai sản có thể xảy ra trong quá trình mang thai như biến chứng về nhau thai, nứt hoặc rách tử cung, vết mổ đẻ bị cứng, nhiễm trùng,…
2. Sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang ?
Đã sinh mổ thì dù mổ ngang hay mổ dọc đều là một phương pháp để lấy em bé cũng nhau thai, màng ối ra nguyên vẹn.
Đường mổ dọc là đường mổ nối liền vùng xương mu và rốn. Đây là vùng tiếp giáp giữa 2 cơ thẳng bụng, ít mạch máu, ít làm tổn thương. Điểm trừ lớn nhất của vết mổ dọc là không đẹp về thẩm mỹ, dễ bị thoát vị thành bụng nếu khâu không đúng kỹ thuật. Sinh mổ lần 3 sẽ chọn mổ dọc nếu mẹ bầu phải cấp cứu gấp như vỡ tử cung, mất nhiều màu hay phải lấy thai gấp, tiên lượng mổ khó. Bởi ưu điểm của đường mổ dọc thường khá rộng, giúp em bé ra nhanh chóng, và có thể thực hiện ngay cả khi chuyển dạ hay chưa.
Mổ ngang là được áp dụng khá phổ biến vì đem lại tính thẩm mỹ cao. Vết mổ ngang nằm thấp dưới rốn, ngay trên lông mu nên có thể che vết sẹo bằng trang phục. Việc làm vết thương đường mổ ngang cũng sẽ tốt hơn đường mổ dọc. Vì vậy, hầu hết những ca sinh không khẩn cấp, không mất nhiều máu thì bác sĩ vẫn sẽ ưu tiên mổ ngang.
Như vậy sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang phụ thuộc vào tình trạng của mẹ bầu và thai nhi, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cho từng trường hợp.
3. Những nguy cơ mẹ bầu có thể gặp phải khi sinh mổ lần 3
Sinh mổ càng nhiều lần mẹ bầu sẽ càng phải đối mặt với những nguy cơ biến chứng càng cao. Ở lần sinh mổ thứ 3. Mẹ bầu có thể gặp phải những nguy cơ như:
- Nứt vỡ tử cung: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, bởi sau 2 lần sinh mổ, cổ tử cung của mẹ đã có một vết sẹo, các cơ tử cung ở đây khá yêu nên khi co thắt có thể dẫn đến hiện tượng vỡ tử cung, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.
- Bất thường về nhau thai: Vết sẹo trên tử cung sẽ làm tăng khả năng mắc phải những biến chứng như nhau tiền đạo, nhau bong non…Nếu những hiện tượng này không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Cơ thể chậm hồi phục: Sau 3 lần sinh mổ, cơ thể người mẹ sẽ yếu hơn, quá trình phục hồi cũng chậm hơn và mẹ sẽ phải chịu nhiều cơn đau hơn.
Để đảm bảo sức khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu hãy chú ý đến những vấn đề sau:
- Khám thai định kỳ, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm. Cung cấp cho bác sĩ những thông tin liên quan đến lần sinh mổ trước.
- Đăng ký sinh tại bệnh viện uy tín, chất lượng, quá trình sinh mổ được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại.
- Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi khoa học và đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Với tất cả những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Xem thêm
>> Sinh mổ có được ăn trứng gà không?
> Đẻ mổ kiêng gì? Mẹ bầu nên nhớ để tránh ngay
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc