Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm được tiến hành ở vùng kín của nữ giới. Chính vì thế nhiều chị em mới mang thai thường băn khoăn siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Menu xem nhanh:
1. Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là kỹ thuật siêu âm các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đầu dò siêu âm đưa vào trong âm đạo để kiểm tra các cơ quan sinh dục bên trong của phụ nữ như tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung, âm đạo, độ dày mỏng của lớp niêm mạc trong tử cung… Đây là phương pháp có độ chính xác cao, qua đó tình trạng sức khỏe của các cơ quan bên trong sẽ được xác định và chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.
- Siêu âm đầu dò giúp các bác sĩ quan sát rõ hơn các cơ quan sinh dục bên trong của nữ giới
Với phương pháp siêu âm đầu dò, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ sinh sản như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng, ống dẫn trứng, mang thai ngoài tử cung. Bên cạnh đó siêu âm đầu dò cũng giúp phát hiện điều kiện thuận lợi cho việc thụ tinh nhân tạo đối với những người hiếm muộn, khó có con cũng như những người muốn có kết quả tốt nhất của việc thụ thai.
2. Siêu âm đầu dò có hại không?
Việc đưa một thiết bị y tế vào âm đạo như vậy nên nhiều mẹ bầu sẽ lo lắng rằng siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Theo các bác sĩ Sản khoa, khi thực hiện siêu âm đầu dò, thiết bị siêu âm sẽ chỉ di chuyển xung quanh vùng âm đạo chứ không hề chạm vào cổ tử cung, tử cung, do đó sẽ không gây bất kỳ tổn thương nào cho cổ tử cung – tử cung. Chính vì vậy các mẹ bầu yên tâm rằng siêu âm đầu dò sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
- Siêu âm đầu dò là hình thức siêu âm bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đầu dò siêu âm đưa vào trong âm đạo
Hơn thế nữa, với những chị em mang thai ở giai đoạn đầu, thực hiện siêu âm đầu dò sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác vị trí của thai nhi nhằm phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm vì nếu không được phát hiện sớm thì sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ túi thai, vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng… khiến mẹ bầu bị mất máu nghiêm trọng và nguy hiểm tới tính mạng. Ngoài ra trong một số trường hợp bác sĩ vẫn có thể cho mẹ bầu thực hiện siêu âm đầu dò kể cả khi thai nhi đã phát triển to như khi cần kiểm tra cổ tử cung hay nghi ngờ nhau tiền đạo.
- Siêu âm đầu dò giúp xác định chính xác vị trí của thai nhi khi mẹ bầu mới mang thai ở giai đoạn đầu
3. Những lưu ý khi siêu âm đầu dò
Tương tự như siêu âm ổ bụng, khi thực hiện siêu âm đầu dò chị em không cần chuẩn bị nhiều, chỉ cần lưu ý:
– Hạn chế uống nước và đi tiểu hết trước khi thực hiện siêu âm để bàng quang rỗng, giúp siêu âm thuận lợi hơn, kết quả thu được chính xác hơn.
– Giữ tâm lý và tinh thần thoải mái, không gồng, căng cứng sẽ gây cản trở tới thao tác của bác sĩ.
– Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi khi đi siêu âm đầu dò.
– Lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn để đảm bảo an toàn và cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
- Siêu âm đầu dò có hại không là lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ khi mới mang thai
- Với những thông tin trên, hi vọng đã giúp chị em hiểu rõ hơn về siêu âm đầu dò. Siêu âm đầu dò nói riêng và siêu âm nói chung là những kỹ thuật quan trọng giúp mẹ theo dõi tốt sức khỏe thai kỳ. Chính vì thế các mốc siêu âm và thăm khám quan trọng mẹ cần thực hiện đầy đủ. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.