Siêu âm 9 tuần mẹ có thể biết được những chỉ số gì, có cần thiết không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu; đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu tiên chưa có nhiều kinh nghiệm thai. Trong bài viết dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ cung cấp cho mẹ đầy đủ thông tin.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về siêu âm thai
Siêu âm là kỹ thuật hiện đại sử dụng sóng âm tần số rất cao để có được hình ảnh em bé bên trong cơ thể mẹ. Đây là phương pháp an toàn, không xâm lấn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Thông qua những hình ảnh và thông số máy siêu âm ghi lại được, bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường thai kỳ và đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng xấu có thể xảy ra.
Hiện nay, siêu âm thai có 2 loại chính:
– Siêu âm qua thành bụng: bao gồm siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D (hiện đại và hiệu quả vượt trội) giúp quan sát cử động và những bộ phận của thai nhi, phát hiện những bất thường ở thai nhi. Tùy vào mốc siêu âm, bác sĩ sẽ chỉ định phương thức siêu âm phù hợp.
– Siêu âm đầu dò: Phát hiện chính xác vị trí thai nhi ở những tuần đầu thai kỳ, theo dõi nhịp tim thai, chẩn đoán sảy thai. Trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng được dễ dàng phát hiện sớm, ngăn chặn hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
2. Siêu âm 9 tuần tuổi có cần thiết không?
Ở tuần thai thứ 9, bé đã có sự phát triển về kích thước và trọng lượng cơ thể, đặc biệt đã xuất hiện tim thai. Vì thế kiểm tra thai ở tuần thứ 9 là cần thiết để xác nhận sự tồn tại và theo dõi sự phát triển của bé.
Siêu âm thai ở tuần này, mẹ còn có thể nhận về nhiều thông tin:
– Xác định được ngày dự sinh để mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ.
– Đánh giá sức khỏe thai nhi thông qua kiểm tra nhau thai, buồng trứng, tử cung và tình trạng nước ối.
– Kiểm tra, đánh giá nguy cơ mẹ bị mắc đái tháo đường thai kỳ và đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời.
3. Thai 9 tuần siêu âm qua thành bụng hay đầu dò?
Phương pháp siêu âm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả siêu âm.
Thông thường, thai 9 tuần có kích thước khá nhỏ nên chưa phù hợp để siêu âm qua thành bụng, do vậy bác sĩ sẽ cho mẹ thực hiện siêu âm đầu dò để quan sát rõ hơn tình trạng thai nhi, đồng thời có thể phát hiện được các bệnh ở cơ quan sinh dục có thể ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình mang thai.
Từ tuần thai thứ 12 trở đi, mẹ có thể quan sát sự phát triển và hình thái thai nhi thông qua phương pháp siêu âm qua thành bụng.
4. Những lưu ý khi đi siêu âm thai tuần thứ 9
Một số lưu ý hữu ích dành cho mẹ để buổi siêu âm thai diễn ra thuận lợi và mang về kết quả chính xác nhất. Mẹ hãy lưu lại và thực hiện theo nhé!
– Gọi điện đến cơ sở y tế để hỏi xem mẹ có cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi khám thai không.
– Nếu mẹ đã từng siêu âm thai trước đó thì hãy mang theo kết quả khám thai để bác sĩ có thêm căn cứ đánh giá tình trạng sức khỏe của 2 mẹ con.
– Nên mặc trang phục thoải mái, rộng rãi để thuận tiện cho quá trình siêu âm thai.
– Chuẩn bị trước một số câu hỏi mẹ quan tâm và nhờ bác sĩ giải đáp.
Đặc biệt: Mẹ nên lựa chọn đơn vị khám thai/siêu âm uy tín có đội ngũ bác sĩ siêu âm giỏi, hệ thống máy móc hiện đại để nhận dịch vụ siêu âm tốt và chất lượng vượt trội.
Với đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản trung ương,… cùng hệ thống máy siêu âm đầu dò, 2D, 3D, 4D, 5D hiện đại; Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ uy tín được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng đến khám thai và đăng ký theo dõi thai kỳ.
Bệnh viện hiện có đầy đủ các gói thai sản từ 8 tuần, 12 tuần, 16 tuần, 22 tuần, 28 tuần, 32 tuần, 36 tuần, chuyển dạ – chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể tham khảo thoải mái lựa chọn gói phù hợp với mình, và hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
Trên đây là những kiến thức về siêu âm 9 tuần, hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc và có kiến thức chuẩn bị thật tốt cho buổi khám thai của mình. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được phản hồi sớm nhất.