Lần siêu âm 32 tuần được xem là dấu mốc quan trọng cuối thai kì. Bởi vì, đây là thời điểm thích hợp nhất để bác sĩ xác nhận thêm một lần nữa nguy cơ mắc các dị tật của thai nhi cũng như sự phát triển toàn diện về cân nặng, trí não cũng như sức khỏe của con. Chính vì vậy, mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về nội dung khám trong tuần thai này để không bị bỏ lỡ nhé.
Menu xem nhanh:
1. Siêu âm 32 tuần cho biết những điều gì?
Khi thực hiện siêu âm ở tuần thứ 32 mẹ bầu và bác sĩ sẽ nhận được rất nhiều thông tin quan trọng:
– Cho biết sự lưu thông máu trong dây rốn để khẳng định em bé có đang phát triển khỏe mạnh trong bào thai, có nhận đủ lượng máu cần thiết hay không.
– Khảo sát được lượng nước ối nhiều hay ít, chất lượng và đặc điểm của nước ối đục hay trong. Từ đó, tất cả các vấn đề bất thường liên quan đến lượng nước ối có thể được điều chỉnh và giải quyết một cách nhanh chóng.
– Việc phát hiện được những bất thường trong thời điểm này giúp mẹ bầu cũng như những người trong gia định ổn định được tâm lý trước khi sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng quyết định được phương pháp sinh nào sẽ phù hợp với mẹ bầu nhất trong thời điểm hiện tại.
– Xác định được ngôi thai: Đến tuần thứ 32, bác sĩ có thể xác định được ngôi thai, khi biết được ngôi thai của em bé thuận hay ngược thì bác sĩ sẽ giúp mẹ làm thế nào để em bé xoay về đúng chiều.
– Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về chế độ dinh dưỡng. Bởi vì, thời điểm những tháng cuối của thai kì, cả mẹ và bé đều tăng cân mạnh. Nếu mẹ bổ sung quá nhiều dưỡng chất thì sẽ gây ra hiện tượng thừa dưỡng chất, thừa cân, tiểu đường thai kì. Thông qua lần siêu âm 32 tuần bác sĩ sẽ đưa ra cho mẹ lời khuyên dinh dưỡng hợp lí với thể trạng.
2. Sự thay đổi của mẹ và thai nhi trong giai đoạn 32 tuần như thế nào?
Thời điểm siêu âm 32 tuần là lúc mẹ đã bước vào chặng đường cuối cùng của thai kì. Ngoài chức năng của phổi ra thì em bé đã có thể sẵn sàng ra đời vào bất cứ lúc nào. Do đó, cả cơ thể của mẹ lần của thai nhi đều sẽ có những sự thay đổi nhất định.
2.1 Sự thay đổi của mẹ
Mẹ sẽ có khá nhiều sự thay đổi rõ rệt như sau:
– Có hiện tượng có thở do tử cung đang lớn dần lên
– Chất dịch trắng tiết ra nhiều hơn, xuất hiện nhiều cơn gò chuyển dạ giả.
– Bị đau tức ngực và ra sữa non
– Dạ bị căng dần ra nên vùng ngực và bụng ngứa râm ran
– Bị táo bón và tiểu rắt
– Chân bị chuột rút khiến cho mẹ thường bị tỉnh giấc giữa đêm
– Mẹ bị nghẹt mũi
– Bị đau lưng, đau vùng xương chậu và đau chân răng
– Chân bị phù nề
– Mẹ bị xuất hiện hội chứng ống cổ tay. Thông thường cứ 4 người thì sẽ có 1 người mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, các ngón tay sẽ bị sưng đau.
– Vào giai đoạn cuối thai kì này thì lượng máu trong cơ thể bị tăng lên, cho nên sẽ khiến mẹ cảm thấy dễ bị nóng và ra nhiều mồ hôi.
2.2 Sự thay đổi của thai nhi vào lần siêu âm 32 tuần
– Vào tuần thứ 32 của thai kì, các chức năng của cơ thể đã hoàn thiện giúp thai nhi có thể sống bên ngoài tử cung. Tuy nhiên, lá phổi vẫn chưa thực sự hoàn thiện nên con chưa thể ra đời. Lượng nước ối của mẹ lúc này đã đạt mức cao nhất, em bé cảm thấy chật chội hơn và khó có thể dịch chuyển trong tử cung như trước nữa.
– Thai nhi thường có cân nặng từ 1,5 – 1,8kg, chiều dài cơ thể khoảng 42,4 cm và tương đương với một quả bí ngô.
– Em bé đã bắt đầu có rất nhiều biểu cảm vô cùng đa dạng và đáng yêu như là ngáp, thè lưỡi, nhăn mặt, cười, đưa ngón tay cái vào miệng,…Thậm chí, con đã có thể chuyển mình để tránh ánh sáng xuyên qua bụng.
– Lớp lông tơ bao bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát huy chức năng của mình trong giai đoạn này.
3. Những điều quan trọng mẹ cần làm trong giai đoạn 32 tuần
Bước vào chặng đường cuối cùng của thai kì, sức khỏe của mẹ và bé cần luôn được theo dõi sát sao để bảo vệ một hành trình vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông. Chính vì vậy mà sẽ có những lưu ý vô cùng quan trọng mẹ cần phải chú ý và làm theo để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng:
– Nếu như trong 2 tiếng đồng hồ liên tục mẹ không thấy em bé cử động quá 10 lần thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
– Chia nhỏ các bữa ăn ra và không nên nằm ngay sau khi ăn khoảng 2 tiếng để tránh hiện tượng thực quản trào ngược.
– Để ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm có chất xơ và uống thật nhiều nước.
– Hãy bôi kem chống rạn da hằng ngày bởi vì nó có thể sẽ xuất hiện trong giai đoạn này đấy.
Có thể thấy rằng, việc siêu âm 32 tuần là một dấu mốc vô cùng quan trọng giúp bác sĩ kiểm tra được sự phát triển hiện tại của em bé có đang bình thường hay không. Cũng như sẽ nhanh chóng xử lý và điểu chỉnh kịp thời những dấu hiệu bất thường từ mẹ như là nước ối, tình trạng cân nặng. Mẹ đừng quên mốc siêu âm quan trọng này nhé.