Sau Mổ Ruột Thừa Bao Lâu Thì Ăn Cơm Được và Chế độ dinh dưỡng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thu Hằng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Xin chào chuyên mục tư vấn Bệnh tiêu hóa! Chồng tôi mới mổ ruột thừa nội soi sáng nay. Bác sĩ dặn gia đình tôi chỉ cho anh uống sữa và ăn cháo sau khi trung tiện. Tôi muốn hỏi: Mổ ruột thừa bao lâu thì ăn cơm được và chế độ ăn uống có gì cần lưu ý không? (Minh Hà 32 tuổi, Hà Nội)

Sau khi mổ ruột thừa bao lâu thì ăn cơm?

Xin chào chị Minh Hà! Chuyên mục tư vấn Bệnh gan mật đã nhận được câu hỏi và những chia sẻ của chị. Chuyên mục xin giải đáp về vấn đề chị hỏi “mổ ruột thừa bao lâu thì ăn cơm” như sau:

Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh nên ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa như sữa, cháo dinh dưỡng

Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh nên ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa như sữa, cháo dinh dưỡng

Sau khi mổ ruột thừa nội soi, sức khỏe của người bệnh còn yếu và hệ tiêu hóa đang bị tổn thương cần ổn định. Vì thế, người bệnh chỉ được ăn những thực phẩm dạng nước, thực phẩm mềm dễ tiêu hóa. Giúp tránh hệ tiêu hóa phải hoạt động mạnh, gây ảnh hưởng tới vùng tổn thương sau mổ ở điểm tiếp nối với ruột thừa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh chỉ nên ăn cơm sau khi đã trung tiện. Các thức ăn mà người bệnh mổ ruột thừa nên ăn sau 1 – 2 ngày đầu như sữa, cháo loãng. Từ ngày thứ 3, người bệnh đã đi lại nhẹ nhàng và có thể đại tiện thì nên chuyển sang ăn cơm và thức ăn nhưng cần nấu thật mềm. Sau một tuần đầu, người bệnh có thể ăn cơm bình thường.

Tuy nhiên, cơ địa mỗi người khác nhau, thể trạng sức khỏe cũng khác nhau nên người bệnh cần được theo dõi sức khỏe sát sao sau khi phẫu thuật điều trị. Nếu người bệnh cảm thấy ăn uống khó tiêu thì không nên ăn cơm bình thường sớm. Vì có thể gây táo bón không tốt cho sức khỏe cũng như tác động tới vị trí tổn thương.

Sau khoảng 1 tuần, người bệnh mổ ruột thừa có thể ăn cơm bình thường

Sau khoảng 1 tuần, người bệnh mổ ruột thừa có thể ăn cơm bình thường

Dinh dưỡng cho người sau mổ ruột thừa cần chú ý gì?

Sau khi mổ ruột thừa, ngoài việc chú ý tới việc chăm sóc vết mổ, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng cần được quan tâm. Thời kỳ này, người bệnh còn yếu nên việc bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn. Chẳng hạn:

Ngày đầu ăn cháo

Những ngày đầu bệnh nhân ăn cháo nhưng phải là cháo giàu dinh dưỡng như cháo tim, cháo thịt bò, cháo gà, thịt heo,… Nhiều người bệnh do người thân không hiểu điều này chỉ cho bệnh nhân ăn cháo trắng (cháo hoa) sẽ khiến dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt.

Ăn cơm trở lại bình thường

Khi người bệnh đã ăn cơm trở lại bình thường, chế độ ăn cũng cần lưu ý phải có đủ các thành phần dinh dưỡng, bao gồm tinh bột, chất đạm, chất xơ và chất béo.

Kiêng thực phẩm cay nóng

Ngoài ra, người bệnh cần kiêng các thực phẩm cay nóng, gây kích ứng đường ruột, dẫn tới đầy hơi chướng bụng khó tiêu hóa như đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,…

Người bệnh cần tránh ăn các thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ

Người bệnh cần tránh ăn các thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ. Chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không làm việc nặng, quá sức sẽ làm tổn thương vết thương. Việc chăm sóc vết thương sau mổ cũng vô cùng quan trọng. Nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương từ bên ngoài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Hy vọng rằng với những thông tin mà chuyên mục tư vấn bệnh tiêu hóa chia sẻ ở trên có thể giúp chị Minh Hà nắm được “mổ ruột thừa bao lâu thì ăn cơm”. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề này, chị vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 55 88 92. Chúc chị mạnh khỏe!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital