Sau đẻ mổ 4 tháng lại có bầu phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Việc sau đẻ mổ 4 tháng lại có bầu khiến không ít người lo lắng. Tình trạng vết mổ đẻ trong thời gian này còn chưa ổn định, tử cung chưa phục hồi hoàn toàn. Cơ thể mẹ vẫn còn rất yếu. Mang thai quá sớm sau đẻ mổ khiến sản phụ gặp nhiều nguy hiểm. Những điều được chia sẻ sau đây sẽ giúp chị em hiểu hơn, đồng thời biết rõ bản thân cần làm gì.

1. Đẻ mổ 4 tháng có thai lại nguy hiểm ra sao?

Việc sản phụ có thai lại sau 4 tháng kể từ khi đẻ mổ vẫn còn có thể bắt gặp rất nhiều trong thực tế. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, việc này vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào rơi vào tình huống này cũng nhận chỉ định bỏ thai.

Một số nguy cơ có thể xảy ra khi mẹ có bầu sau đẻ mổ 4 tháng gồm:

– Vỡ, nứt vết mổ đẻ cũ: Sau đẻ mổ, sản phụ cần phải giữ gìn và bảo vệ vết mổ đẻ tối thiểu 6 tuần để sẹo có thể hình thành. Với mỗi cơ địa, mỗi thể trạng, mỗi trường hợp, quá trình phục hồi của vết mổ đẻ sẽ khác nhau. Trong khoảng 2 đến 4 tháng đầu sau sinh, vết đẻ mổ có nguy cơ bị nứt, bục cao nhất. Vì vậy, việc sản phụ có bầu sớm sau sinh mổ sẽ khiến nguy cơ vết mổ đẻ bị tổn thương càng cao hơn.

– Tăng nguy cơ gặp các biến chứng, vấn đề về nhau thai: Một số vấn đề về nhau thai như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bám mặt trước rất có thể xảy ra khi mẹ bầu mang thai trở lại quá sớm sau đẻ mổ. Tử cung chưa phục hồi và ổn định chức năng, khiến cho quá trình hình thành bánh nhau gặp bất thường. Đồng thời, những ảnh hưởng từ bánh nhau có thể tác động xấu tới ruột, bàng quang và một số cơ quan nội tạng của người mẹ.

Phụ nữ đẻ mổ 4 tháng lại có bầu có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm, ảnh hưởng tới quá trình mang thai

Phụ nữ đẻ mổ 4 tháng lại có bầu có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm, ảnh hưởng tới quá trình mang thai

– Thai làm tổ tại vết mổ đẻ cũ: Đây là một trong những dạng thai ngoài tử cung có thể gặp khi các mẹ mang thai trở lại quá sớm. Vết sẹo mổ đẻ cũ vẫn đang dần phục hồi, lành lại. Đặc biệt, vết rạch tại tử cung có thời gian phục hồi lâu hơn. Thai làm tổ rất dễ hình thành trên vết mổ cũ, khiến mẹ phải từ bỏ. Nếu thai tiếp tục phát triển, nhau thai có thể bám vào những vị trí không thuận lợi. Nguy hiểm hơn, tình trạng tử cung bị thai đâm thủng, tiến vào hố chậu có thể khiến các mẹ bị mất máu nhiều, nguy hiểm tính mạng.

– Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi: Bên cạnh các vấn đề về nhau thai, thai ngoài tử cung, thai nhi còn có thể kém phát triển, dễ bị sinh non. Bởi vậy, việc thường xuyên theo dõi sức khỏe thai nhi nếu mẹ có bầu sớm sau đẻ mổ là rất quan trọng.

2. Phải làm sao nếu đẻ mổ sau 4 tháng có bầu? Những dấu hiệu cần đặc biệt lưu ý

2.1. Sản phụ phải làm sao nếu đẻ mổ 4 tháng lại có bầu?

Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, đẻ mổ 4 tháng, việc có bầu trở lại là quá sớm và rất nguy hiểm. Vì vậy, việc khám thai, theo dõi sức khỏe thai định kỳ là rất cần thiết, cần phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Qua những buổi khám đầu tiên, các bác sĩ cũng có thể đưa ra nhận định chính xác về tình trạng thai nhi và thai phụ. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đưa ra nhận xét, tiên lượng về việc mẹ có thể giữ thai được hay không.

Có những trường hợp khi sức khỏe và các yếu tố phục hồi của mẹ đảm bảo tiêu chuẩn, việc mang thai và giữ thai khỏe mạnh vẫn có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, để cải thiện khả năng sinh nở thành công, hạn chế tối đa những biến chứng thai kỳ, các mẹ cần chú ý:

– Khám và theo dõi thai kỳ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Kết hợp với bác sĩ để luôn nắm được tình trạng vết mổ cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Nếu xuất hiện nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể lập tức đưa ra phương án cải thiện cho các mẹ.

– Trường hợp này, mẹ cần xác định về việc mổ chủ động theo kế hoạch quản lý thai kỳ. Việc sinh nở tự nhiên, chuyển dạ tự nhiên rất khó xảy ra, cũng có nguy cơ khiến mẹ và thai nhi gặp nguy hiểm.

Các mẹ nên chủ động theo dõi thai kỳ để có thể an tâm hơn về tình trạng sức khỏe trong quá trình mang thai

Các mẹ nên chủ động theo dõi thai kỳ để có thể an tâm hơn về tình trạng sức khỏe trong quá trình mang thai

– Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai cần được quản lý sát sao. Tốt nhất, để đảm bảo cân đối hàm lượng dưỡng chất và dinh dưỡng cần nạp vào hàng ngày, mẹ nên nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia dinh dưỡng thai kỳ.

– Tránh căng thẳng, mệt mỏi và cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể trong thời gian mang thai. Có như vậy việc mang thai, sinh con mới diễn ra thuận lợi và hạn chế được các vấn đề hậu sản có thể xảy ra.

2.2. Những dấu hiệu cần chú ý khi đẻ mổ 4 tháng lại có bầu

Thời điểm này, việc mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và em bé. Vì vậy, với những triệu chứng sau đây, các mẹ cần đi khám ngay lập tức để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời.

– Xuất huyết âm đạo: Trong thai kỳ, khi mẹ bầu phát hiện bị ra máu thì cần tới ngay các địa chỉ, cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện khám và nhận hỗ trợ từ bác sĩ. Tình trạng này còn nguy hiểm hơn khi mẹ mang thai quá sớm sau đẻ mổ.

– Rỉ ối: Dịch tiết âm đạo bất thường, hơi nhớt và có mùi khó chịu, nồng cho thấy mẹ bầu đã bị rỉ ối. Tình trạng này còn có thể cảnh báo ối đã bị nhiễm trùng, mẹ bầu hoàn toàn có nguy cơ sinh non, bong nhau thai hoặc sa nhau thai sớm.

– Tử cung, bụng dưới đột nhiên có cảm giác khó chịu, đau bất thường: Đây có thể là triệu chứng dọa sinh non. Vì vậy, các mẹ cần chú ý và không nên chủ quan khi gặp vấn đề này.

– Thai máy ít, thậm chí không có: Từ tuần thứ 20, nếu cử động thai kém, mẹ cần tới ngay bệnh viện để được kiểm tra, đo thai máy.

Chú ý đến các dấu hiệu bất thường cũng sẽ giúp chị em hạn chế được những biến chứng thai kỳ nguy hiểm

Chú ý đến các dấu hiệu bất thường cũng sẽ giúp chị em hạn chế được những biến chứng thai kỳ nguy hiểm

Ngoài ra, các dấu hiệu như sốt, co giật, tức ngực, khó thở cũng cần được kiểm tra cẩn thận trong giai đoạn mẹ vừa đẻ mổ xong lại có bầu sớm.

3. Sau đẻ mổ bao lâu mới có thể mang thai trở lại?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sản phụ sau đẻ mổ nên đợi cơ thể phục hồi sau 24 tháng. Từ đó, sức khỏe và các cơ quan trong cơ thể sẽ đáp ứng được nhu cầu của mẹ và bé trong thai kỳ. Đồng thời, các vấn đề bệnh lý, biến chứng thai kỳ có thể được hạn chế tối đa.

Cụ thể, sau 2 năm kể từ khi đẻ mổ, cơ thể của mẹ sẽ phục hồi và đảm bảo tốt nhất việc mang thai, chửa đẻ:

– Tử cung đã lành lại hoàn toàn và có thể tiếp nhận phôi thai, bảo vệ thai toàn diện trong thai kỳ.

– Vết thương ở bụng, vết rạch phẫu thuật đã lành và ổn định, không còn lo lắng về vấn đề bục, nứt vết mổ.

– Sản phụ lúc này cũng đã qua thời gian ở cữ, cơ thể khỏe hơn. Thời gian này, các mẹ cũng không còn quá áp lực với việc chăm sóc con nhỏ và có thể giữ tâm lý thoải mái hơn trong thai kỳ tiếp theo.

Bởi vậy, chị em đã hiểu rõ việc đẻ mổ 4 tháng lại có bầu gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và khả năng sinh nở thành công của người phụ nữ. Các mẹ nên có kế hoạch khoa học hơn về việc chửa đẻ, nhất là sau đẻ mổ để cơ thể có thể phục hồi tốt nhất, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng sau này.

Nếu đã lỡ mang thai ở thời điểm quá sớm, chị em có thể thực hiện khám, quản lý thai kỳ tại những cơ sở y tế chuyên khoa. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói, giúp thai phụ có thể yên tâm hơn khi luôn được theo dõi, quản lý thai kỳ đúng cách với sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Lộ trình khám thai rõ ràng, chi tiết cũng giúp các mẹ không cần băn khoăn, lo lắng quá nhiều. Đặc biệt, quyền lợi khám thai không giới hạn trong các gói Thai sản TCI giúp mẹ bầu yên tâm hơn, nhất là với trường hợp đẻ mổ 4 tháng lại có bầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital