Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Rối loạn thần kinh thực vật ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây nhưng không phải ai cũng biết rõ về tình trạng này. Vậy  rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

"Rối loạn thần kịnh thực vật có nguy hiểm không" là thắc mắc chung của nhiều người bệnh.

“Rối loạn thần kịnh thực vật có nguy hiểm không” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh.

Để trả lời cho câu hỏi “rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không” trước hết cần hiểu rõ đây không phải là một bệnh cụ thể mà là những rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự động. Rối loạn này làm gián đoạn tín hiệu giữa não và các phần của hệ thần kinh tự động, chẳng hạn như tim, mạch máu và tuyến mồ hôi. Điều này có thể gây ra giảm hoạt động hoặc thực hiện bất thường ở một hoặc nhiều chức năng hoạt động của cơ thể.
Nhìn chung rối loạn thần kinh thực vật không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó hiểu rõ về tình trạng này giúp bệnh nhân biết cách phòng và điều trị cho bản thân.

Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật có thể là biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc nhất định. Dấu hiệu, triệu chứng cũng như cách điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân  và vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng.
– Về thần kinh: rối loạn vận mạch khiến người bệnh bị đau đầu khi thay đổi thời tiết. Ngoài ra còn có các triệu chứng như rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, mất tập trung, ngủ không ngon giấc, lo âu, buồn bực vô cớ.
– Về tim mạch: người bệnh có thể cảm thấy hồi hộp, hụt hơi, tim đập nhanh hoặc châm, huyết áp thất thường, đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành, khó thích ứng với hoạt động thể lực, nhịp tim thay đổi chậm hoặc không kịp thay đổi để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục.

Rối loạn ở hệ tim mạch có thể gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc chậm, huyết áp thất thường, đau thắt ngực...

Rối loạn ở hệ tim mạch có thể gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc chậm, huyết áp thất thường, đau thắt ngực…

– Về tiêu hóa: ăn chóng no, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích đại tiện khi căng thẳng.
– Về tiết niệu: rối loạn hệ tiết niệu gây ra các triệu chứng như tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết dễ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Về bài tiết: rối loạn tiết mồ hôi khiến người bệnh giảm tiết hoặc tăng tiết mồ hôi quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, nóng lạnh bất thường.
– Về cơ xương khớp: buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết.
– Về hô hấp: hụt hơi, tức ngực và ngạt mũi do giãn cuốn mũi. Co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng.
– Về sinh dục: gây rối loạn chức năng cương dương hoặc các vấn đề xuất tinh ở nam giới. Phụ nữ có thể gặp rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo.
Người bị rối loạn thần kinh thực vật còn có thể trải qua tình trạng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy,đau cột sống, lo âu. Nhiều người phản ứng châm chạp với ánh sáng, gặp nhiều khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Với những triệu chứng như nêu trên, nhiều người cho rằng bản thân bị bệnh nặng  nhưng khi khám lại không phát hiện thấy bất thường hoặc chỉ có một vài vấn đề rất nhỏ không tương xứng với mức độ của các triệu chứng mà họ cảm nhận được. Tuy nhiên người bệnh không nên quá lo lắng vì những triệu chứng này chỉ gây ra khó chịu, không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi.

Bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật thường được chỉ định sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng và liệu pháp tâm lý, vận động… Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Ngoài ra người bệnh cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng. Tập yoga, khí công, xoa bóp hoặc tắm nắng cũng có công dụng rất tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital