Răng lung lay ở người lớn: nguyên nhân là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Đối với trẻ em, răng sữa lung lay và rụng đi để thay vào đó những chiếc răng vĩnh viễn là điều bình thường. Tuy nhiên, răng lung lay ở người lớn có thể là một dấu hiệu cho thấy phần xương và dây chằng bảo vệ răng bị tổn thương. Răng lỏng lẻo kéo dài trong nhiều trường hợp là triệu chứng của các bệnh về răng miệng. Chấn thương, bệnh loãng xương, mang thai và thậm chí là thuốc, cũng có nhiều khả năng là nguyên nhân khiến răng lỏng lẻo. Nếu không điều trị, người bệnh có thể sẽ bị mất răng. Vì thế khi phát hiện răng có biểu hiện lung lay, nên tới bệnh viện để kiểm tra xác định nguyên nhân và điều trị ngay nếu cần.

Răng lung lay ở người lớn kéo dài trong nhiều trường hợp là triệu chứng của các bệnh về răng miệng

Răng lỏng lẻo kéo dài trong nhiều trường hợp là triệu chứng của các bệnh về răng miệng.

1. Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến, ảnh hưởng không chỉ đến nướu răng mà còn cả xương, dây chằng xung quanh răng. Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn hình thành mảng bám và cao răng trên răng. Các mảng bám và cao răng gây viêm trong các mô xung quanh răng, lợi răng, xương ổ răng… làm cho lợi răng bị viêm nhiễm, sưng phồng, chảy máu, phá hủy xương ổ răng dẫn đến hậu quả răng bị lung lay, không thực hiện được chức năng cắn, xé, nhai, nghiền… các loại thức ăn và cuối cùng bác sĩ nha khoa bắt buộc phải nhổ bỏ các răng bị ảnh hưởng mặc dù răng vẫn còn lành lặn, không bị hư hỏng.

2. Loãng xương và thuốc chống loãng xương Biphosphonates

Loãng xương là bệnh lý khiến nhiều nam giới và phụ nữ có nguy cơ cao bị gãy xương, đặc biệt là cột sống, cổ tay và hông. Loãng xương cũng làm suy yếu xương xung quanh răng, dẫn đến răng lung lay. Theo nghiên cứu của National Institutes of Health, phụ nữ bị loãng xương có nguy cơ bị mất răng cao hơn gấp 3 lần so với những người không bị loãng xương. Loãng xương và các bệnh lý khác thường được điều trị bằng thuốc bisphosphonates. Mặc dù bisphosphonates nhìn chung là có lợi và an toàn nhưng đôi khi thuốc có thể gây ra một tác dụng phụ rất hiếm gặp là hoại tử xương hàm. Răng đau và lung lay là những triệu chứng của tình trạng này.

Nghiến răng vào ban đêm là một thói quen rất xấu vì nó làm gia tăng áp lực lên răng và nướu răng gấp 3 lần so với việc nhai, xé, cắn thức ăn.

Nghiến răng vào ban đêm là một thói quen rất xấu vì nó làm gia tăng áp lực lên răng và nướu răng gấp 3 lần so với việc nhai, xé, cắn thức ăn.

3. Chấn thương, thói quen nghiến răng và khí cụ niềng răng

Niềng răng sai kỹ thuật có thể kéo giãn các dây chằng quanh răng, khiến răng lung lay. Nghiến răng vào ban đêm là một thói quen rất xấu vì nó làm gia tăng áp lực lên răng và nướu răng gấp 3 lần so với việc nhai, xé, cắn thức ăn. Chấn thương ở vùng mặt cũng có thể gây gãy xương xung quanh răng, làm giãn dây chằng ở vùng răng, dẫn đến răng lung lay. Bất kỳ chấn thương đáng kể nào ở vùng mặt cũng là một tình trạng khẩn cấp cần được thăm khám ngay bởi bác sĩ hoặc nha sĩ.

4. Ảnh hưởng của thai kỳ

Thay đổi cơ thể tự nhiên trong quá trình mang thai có thể tạm thời nới lỏng các dây chằng nâng đỡ răng, dẫn tới răng lung lay. Nhưng nếu nướu răng khỏe mạnh thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Theo ước tính có khoảng 40% phụ nữ mang thai mắc bệnh về răng miệng, có thể xuất hiện trước khi mang thai hoặc do ảnh hưởng của mang thai. Cho dù là nguyên nhân nào thì các bệnh lý về răng miệng đều có thể làm nới lỏng dây chằng xung quanh  răng trong thời kỳ mang thai, dẫn tới mất răng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital