Máu báo thai được xem là tín hiệu đầu tiên báo hiệu chị em đã mang thai. Tuy nhiên nhiều chị em hoang mang khi có máu báo nhưng thử que lại chỉ lên 1 vạch. Vậy khi ra máu báo thai thử que được chưa là điều nhiều chị em quan tâm ? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có thêm kiến thức về vấn đề này.
Menu xem nhanh:
1. Máu báo thai là gì?
Theo dân gian, máu báo thai còn có tên gọi khác là máu “hỉ” vì mang đến tin vui. Máu báo thai là hiện tượng sớm nhất cho biết trứng đã được thụ tinh thành công và đã làm tổ. Trứng thụ tinh phát triển thành phôi thai và di chuyển xuống âm đạo. Tại vị trí phôi làm tổ trong buồng tử cung, lớp niêm mạc sẽ bị tổn thương và xuất huyết gây nên hiện tượng chảy máu, gọi là máu báo thai. Thông thường, sau khoảng từu 7 tới 14 ngày kể từ thời điểm quan hệ, nếu thụ thai thành công thì máu báo thai sẽ xuất hiện. Tuy nhiên do lượng máu báo thai xuất huyết rất ít nên khi máu báo được đẩy ra ngoài âm đạo nhiều chị em có thể sẽ không để ý thấy.
Máu báo thai được coi là cơ chế bình thường của chị em phụ nữ khởi đầu cho quá trình mang thai. Vì vậy đang mong có thai thì đây chính là tin vui, hoàn toàn không cần can thiệp điều trị nào.
2. Đặc điểm của máu báo thai
Nếu chị em có kỳ kinh nguyệt ổn định hoặc thường xuyên theo dõi chu kì hành kinh và thời gian sinh hoạt tinh dục của bản thân sẽ dễ dàng nhận biết máu báo thai và máu kinh nguyệt. Tuy nhiên có nhiều trường hợp khiến chị em nhầm lẫn hiện tượng máu báo thai và kinh nguyệt. Vậy máu báo thai và máu kinh khác nhau như thế nào? Dưới đây là một số đặc điểm của máu báo thai:
– Có dạng đốm nhỏ màu phớt hồng.
– Không có cục máu đông, không kèm dịch nhầy.
– Lượng máu rất ít và chỉ kéo dài 1 – 2 ngày.
– Thường kèm theo các triệu chứng chậm kinh, thèm ngủ, thèm ăn,…
– Một số trường hợp chị em cơ địa yếu có thể kèm theo đau bụng nhẹ nhưng cơn đau ngắn và nhanh chóng qua đi trong ngày.
Trong khi đó, máu kinh lại có những đặc điểm như:
– Màu đỏ sậm, có thể chứa những cục máu đông, niêm mạc tử cung.
– Lượng máu tăng dần từ ngày thứ 2.
– Kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày tùy cơ địa chị em.
– Mùi tanh đặc trưng.
– Có thể kèm hiện tượng đau bụng dữ dội.
3. Ra máu báo thai thử que được chưa?
Ra máu báo thai thử que được chưa là điều mà nhiều chị em thắc mắc. Khi có máu báo thai, chị em hoàn toàn có thể thử que để biết đã mang bầu hay chưa. Với những chị em đang mong có con thì đây là tin vui đầu tiên. Thông thường, tâm lý chị em sẽ mua que thử luôn. Tuy nhiên không ít trường hợp que chỉ lên 1 vạch và khiến chị em buồn bã hoặc lo lắng.
Theo các bác sĩ, khi xuất hiện máu báo thai, lúc này tuổi thai có thể chỉ khoảng 4 – 5 tuần tuổi. Lúc này, có thể lượng hormone hCG trong nước tiểu còn ít khiến cho que thử không hiện 2 vạch. Chính vì vậy, khi đã có máu báo thai, nếu dùng que thử chỉ 1 vạch và vẫn kèm theo hiện tượng trễ kinh thì chị em hãy bình tĩnh và thực hiện test que thử sau trong vòng một vài ngày sau đó. Chị em nên thử que với nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng để cho kết quả chính xác nhất. Nếu sau khi kiểm tra lại que thử vẫn chỉ có 1 vạch và không kèm theo hiện tượng bất thường như ra máu, đau bụng, rất có thể chị em chỉ gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt bình thường.
Để biết được chính xác mình có mang thai hay không, ngoài các dấu hiệu như máu báo thai, có cảm giác ốm nghén, trễ kinh, thử que 2 vạch, chị em có thể đến trực tiếp các bệnh viện để làm xét nghiệm máu để có kết quả chính xác nhất.
4. Cần làm gì khi ra máu?
Khi ra máu âm đạo, chị em nên sử dụng băng vệ sinh để theo dõi. Chị em cần quan sát màu sắc, lượng máu để biết có bất thường gì khác hay không. Máu báo thai là bình thường nếu có những đặc điểm đã được nêu trên. Tuy nhiên nếu chị em xuất hiện những tình trạng sau đây cần đi thăm khám ngay lập tức:
– Ra máu âm đạo, đau bụng dữ dội và kèm theo hiện tượng sốt cao. Trong trường hợp này, rất có thể chị em đang bị động thai hoặc sảy thai.
– Ra máu âm đạo đồng thời bị chuột rút, đau bên trái hoặc bên phải bụng, đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung.
– Ra máu âm đạo bất thường còn là dấu hiệu cho thấy chị em đang mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm.
5. Cần làm gì khi biết đã mang thai?
Khi có máu báo thai, chậm hành kinh và thử que lên 2 vạch, nhiều khả năng bạn đã mang thai. Bạn nên thu xếp thời gian thăm khám sớm để kiểm tra thai có gì bất thường hay không. Mốc thăm khám khi thai 5 – 8 tuần tuổi này sẽ giúp mẹ xác định những thông số quan trọng đầu tiên liên quan tới thai nhi như: thai đã vào tử cung chưa, xuất hiện túi ối chưa, tính tuổi dự sinh, tuổi thai,…
Khi biết đã mang thai, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
– Vận động hợp lý: Tránh vận động mạnh như chạy nhảy, bê vác nặng,…. trong 3 tháng đầu. Thay vào đó, mẹ bầu nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hay tập những bài thể dục hết sức nhẹ nhàng. Mẹ bầu nên bố trí thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
– Chế độ ăn uống khoa học: Mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất quan trọng sau: Axit folic, Canxi, sắt, kẽm,…. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ chất đường bột, chất đạm và chất béo. Lưu ý nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày, không ăn quá nhiều, quá no mà nên ăn thành 3 bữa chính, 2 – 3 bữa phụ. Một số loại thực phẩm nên tránh gồm: các loại rau củ quả kích thích co bóp tử cung như rau ngót, chùm ngây, dứa, đu đủ,….; các đồ ăn, đồ uống chứa cồn và chất kích thích,…. Trong thời gian đầu mang thai, mẹ có thể xuất hiện tình trạng nghén. Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước và ăn thành nhiều bữa để giảm bớt tình trạng này.
– Khám thai định kỳ: Trong quá trình mang thai, việc thăm khám định kỳ là điều vô cùng cần thiết để theo dõi sát sao về sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu không nên bỏ qua các mốc khám thai quan trọng là 8 – 13 tuần tuổi, 16 – 22 tuần tuổi, 28 – 32 tuần, 36 tuần tuổi.
Bài viết trên đây hi vọng đã mang đến cho chị em những thông tin hữu ích về vấn đề ra máu báo thai cũng như một số lưu ý khi mang thai. Chúc chị em có một sức khỏe tốt.