Đa u tủy xương là một bệnh lý không gây bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu, tuy nhiên sau đó lại gây nên những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Để điều trị bệnh lý này, khám dinh dưỡng là một biện pháp hiệu quả. Vậy khám dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương được thực hiện như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Đa u tủy xương là bệnh lý gì?
Đa u tuỷ xương (hay còn gọi là u tuỷ) là một dạng ung thư tủy xương. Tủy xương là phần mô xốp ở trung tâm một số xương, nơi sản xuất ra các tế bào máu của cơ thể. Đa u tuỷ xương sẽ ảnh hưởng đến một số khu vực trên cơ thể như cột sống, hộp sọ, xương chậu và xương sườn. Bệnh lý này ở giai đoạn đầu sẽ không gây ra triệu chứng nào. Thường chỉ khi bệnh nhân thăm khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm máu hay nước tiểu định kỳ mới phát hiện ra. Đa u tủy xương gây ra một số vấn đề như:
– Người bệnh đau xương dai dẳng, nhất là phần lưng, xương sườn hoặc hông.
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, khó thở do bị thiếu máu.
– Nồng độ canxi trong máu cao khiến bệnh nhân khát nước, đau dạ dày, đi tiểu nhiều, táo bón, lú lẫn, chóng mặt, giảm cân, mờ mắt, đau đầu…
– Bầm tím và chảy máu bất thường.
– Xương yếu và dễ bị gãy.
– Gặp hiện tượng nhiễm trùng gây nên sốt, môi khô lưỡi bẩn.
– Bị phù nề, đi tiểu ít…
2. Chế độ cho người bệnh đa u tuỷ xương
2.1 Chế độ ăn uống
– Theo bác sĩ, nhìn chung bệnh nhân bị đa u xương tủy cần phải ăn uống lành mạnh để duy trì năng lượng. Một chế độ lành mạnh sẽ bao gồm carbohydrate, protein, tái cây, rau, sữa và chất béo.
– Đa u xương tuỷ cũng làm cho hệ thống miễn dịch của bệnh nhân yếu hơn, nên người bệnh cần tránh xa một số loại thực phẩm có nguy cơ gây bệnh như: đồ ăn sống, đồ uống chưa tiệt trùng, trái cây hay rau chưa được rửa sạch sẽ.
– Cơ thể người bệnh đa u xương tuỷ có thể bị thiếu hụt một số chất nào đó nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi bệnh nhân phải nạp chất đó để bổ sung năng lượng. Để biết được rõ về tình trạng cơ thể, bệnh nhân được khuyến cáo đi khám dinh dưỡng để bác sĩ phân tích và lên phác đồ dinh dưỡng hợp lý.
– Đa u xương tuỷ có thể làm giảm khả năng hoạt động của thận. Chính vì vậy, bệnh nhân nên bổ sung thêm nhiều chất lỏng như nước khoáng, nước trái cây…. (khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày).
2.2 Chế độ luyện tập
– Ngoài chế độ ăn uống thì việc luyện tập thể dục cũng nên được chú trọng. Bệnh nhân nên luyện tập hàng ngày để cải thiện sức khoẻ, tâm trạng và tránh được cảm giác mệt mỏi hàng ngày.
– Bệnh nhân cũng nên lựa chọn một môn thể dục, thể thao phù hợp và có một chế độ luyện tập cụ thể. Những bài tập dùng quá nhiều sức, ảnh hưởng đến xương nên được tránh. Thay vào đó, người bệnh có thể chọn đi bộ, bơi lội, đạp xe, thể dục nhịp điệu, tập gym, yoga…vừa tốt cho sức khỏe lại vừa tăng cường cơ bắp.
3 Quy trình khám dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương
Ngoài việc điều trị bệnh đa u xương tuỷ bằng một số phương pháp như: ghép tế bào gốc tạo máu, hoá trị liệu, thay huyết tương, điều trị hoá chất…tuỳ theo mức độ bệnh và chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần đi khám dinh dưỡng để đảm bảo được lên phác đồ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo nạp đủ năng lượng trong quá trình điều trị bệnh. Quá trình khám dinh dưỡng cho người đa u xương tuỷ diễn ra như sau:
3.1 Thăm khám tổng quát
Ở bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát cho bệnh nhân dựa trên dấu hiệu, tiền sử bệnh cũng như chế độ ăn uống tổng quan tại nhà hiện tại. Người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin chi tiết nhất để bác sĩ có dữ liệu chính xác và đưa ra kết luận đúng.
3.2 Tiến hành xét nghiệm, chụp phim chẩn đoán hình ảnh
Sau bước thăm khám tổng quát, bệnh nhân sẽ được thực hiện thêm một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để có được thêm cơ sở dữ liệu. Những xét nghiệm cận lâm sàng bệnh nhân có thể được chỉ định có thể là xét nghiệm sinh hoá máu, xét nghiệm nước tiểu, soi phân, nội soi….
3.3 Xây dựng phác đồ dinh dưỡng
Sau quá trình thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng với đầy đủ dữ liệu, bác sĩ sẽ có được đánh giá và kết luận về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đa u xương tuỷ. Từ đó, phác đồ dinh dưỡng khoa học, hợp lý được xây dựng lên chi tiết từng bữa và từng ngày trong tuần.
3.4 Tái khám dinh dưỡng
Tại các phòng khám dinh dưỡng của các cơ sở y tế uy tín thì đây là bước vô cùng quan trọng được bác sĩ thực hiện. Sau khi có chế độ ăn uống cụ thể, bệnh nhân sẽ thực hiện đầy đủ và được bác sĩ theo dõi sát sao. Sau một thời gian, người bệnh được hẹn tái khám để kiểm tra xem chế độ dinh dưỡng có thích hợp không và điều chỉnh để hợp lý hơn (nếu cần). Bên cạnh đó, bác sĩ cũng giải đáp những thắc mắc cho bệnh nhân trong quá trình thực hiện chế độ dinh dưỡng để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng rằng, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về khám dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc đa u tủy xương. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ ở các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn thêm nhé.