Theo quy định của Luật lao động, các doanh nghiệp cần cho nhân viên của mình đi khám ít nhất 1 lần/năm. Đối với những doanh nghiệp có nguy cơ nhân viên mắc bệnh nghề nghiệp cao, số lần khám sức khỏe định kỳ sẽ là 2 lần/năm để đảm bảo nguồn nhân lực. Hiểu được điều này, nhiều cơ sở y tế hiện nay đã xây dựng gói khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp với đầy đủ danh mục theo quy định. Cùng tìm hiểu về gói khám này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của khám sức khỏe doanh nghiệp
Khám sức khỏe doanh nghiệp không chỉ là quyền và lợi ích của người lao động. Nó còn là chìa khóa thành công, là tương lai của doanh nghiệp.
1.1. Đối với người lao động
– Giúp phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm ở giai đoạn đầu, tăng tỉ lệ chữa khỏi bệnh.
– Có phác đồ điều trị sớm nếu xuất hiện bệnh, từ đồ theo dõi liệu trình có hiệu quả hay không.
– Giúp người lao động hiểu rõ sức khỏe của bản thân để điều chỉnh thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý.
– Tạo cảm giác yên tâm, an toàn mỗi khi làm việc cho người lao động.
1.2. Đối với doanh nghiệp
– Là phương thức bảo vệ nguồn lao động của doanh nghiệp.
– Nếu được khám sức khỏe, người lao động sẽ cảm thấy có niềm tin vào doanh nghiệp. Giúp gắn kết hơn nữa mối quan hệ của nhân viên và doanh nghiệp.
– Đảm bảo được sức khỏe của người lao động sẽ giúp doanh nghiệp có năng suất làm việc cao hơn.
– Giảm tình trạng xuất hiện bệnh nghề nghiệp không đáng có.
– Khám sức khỏe cho người lao động còn là động lực để nhân viên cống hiến và gắn bó thật lâu dài với doanh nghiệp.
2. Quy trình thực hiện gói khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Trên thực tế, quy trình khám sức khỏe doanh nghiệp của mỗi cơ sở y tế là khác nhau. Tuy nhiên, mọi gói khám doanh nghiệp đều phải tuân theo thông tư 14 của Bộ Y tế. Thông thường quy trình thăm khám sẽ bao gồm các bước sau:
2.1. Bước đầu tiên trong gói khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp: Làm thủ tục, nhận hồ sơ thăm khám
Khách hàng sẽ được hướng dẫn đến quầy lễ tân để làm hồ sơ thăm khám. Đây là bước khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Những gì cần lưu ý chỉ là điền chính xác thông tin cá nhân để tránh nhầm lẫn trong quá trình thăm khám.
2.2. Khám thể lực chung
Tại đây, khách hàng sẽ được thực hiện đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, huyết áp, nhịp thở và một số thông số khác.
Chỉ số BMI là chỉ số thể trọng cơ thể, dùng để đo lượng mỡ có trong cơ thể. Chỉ số này được hình thành dựa theo tỉ lệ về chiều cao và cân nặng. Công thức để tính chỉ số BMI là cân nặng chia cho bình phương của chiều cao. Một người trưởng thành được cho là bình thường nếu: 18,5 < BMI < 24,9.
2.3. Khám lâm sàng tổng quát
Quy trình này rất quan trọng trong gói khám định kỳ doanh nghiệp. Khách hàng sẽ được bác sĩ thực hiện thăm khám theo các chuyên khoa nội, ngoại, da liễu, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, phụ khoa đối với phụ nữ và một số danh mục khác. Nếu trong lúc thăm khám bác sĩ đặt câu hỏi, hãy trả lời một cách thành thật để quá trình được diễn ra suôn sẻ hơn.
2.4. Khám cận lâm sàng
– Xét nghiệm là quy trình bắt buộc trong khám sức khỏe doanh nghiệp. Khách hàng sẽ được lễ tân hướng dẫn vào khu lấy máu, nước tiểu theo các chỉ số đăng ký.
– Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp sử dụng các thiết bị tái tạo lại hình ảnh của cơ thể giúp phát hiện ra những điểm bất thường bao gồm chụp Xquang,…
2.5. Đọc kết quả và tư vấn
Sau khi hoàn thành các bước trên, bác sĩ sẽ đọc kết quả và chẩn đoán về tình trạng cơ thể của từng người. Từ đó đưa ra những lời khuyên để khách hàng nắm được phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp cho bản thân mình.
2.6. Bước cuối trong gói khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp: Trả hồ sơ
Sau khi hoàn tất quá trình thăm khám trong gói khám sức khỏe dành cho doanh nghiệp, hồ sơ sẽ được trả về theo yêu cầu của mỗi công ty. Trong trường hợp có nhân viên mắc phải bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc, doanh nghiệp phải có biện pháp giải quyết hợp lí như giao công việc phù hợp với sức khỏe của từng nhân viên.
3. Lưu ý trước khi khám sức khỏe doanh nghiệp
Trước khi thực hiện khám sức khỏe cho người lao động, các doanh nghiệp cần lưu ý:
– Thông báo cho nhân viên biết thông tin về buổi khám như thời gian, địa điểm,…
– Để giảm thiểu thời gia làm thủ tục trước khi thăm khám, các doanh nghiệp có thể cập nhật đầy đủ thông tin của nhân viên trong hồ sơ.
– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo về chất lượng để thực hiện thăm khám.
Khám sức khỏe không chỉ là trách nghiệm của doanh nghiệp mà còn cần sự phối hợp của người lao động để quá trình diễn ra suôn sẻ:
– Để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, hãy nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi thực hiện lấy mẫu.
– Uống nhiều nước (chỉ nên uống nước lọc) và nhịn tiểu để thực hiện siêu âm tổng quát. Việc làm này giúp cho bác sĩ dễ dàng đọc kết quả thông qua hình ảnh máy siêu âm tái tạo lại.
– Chụp Xquang rất có hại cho thai nhi, do đó nếu đang mang thai, cần báo cho bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến bé.
Trước sự xuất hiện của nhiều cơ sở y tế hiện nay, các doanh nghiệp đang băn khoăn không biết nên đăng ký khám sức khỏe cho nhân viên của mình ở đâu? Đến với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo các danh mục thăm khám đầy đủ theo Thông tư 14 của Bộ Y tế. Không chỉ vậy, TCI còn linh hoạt xây dựng gói khám theo đặc thù công việc của mỗi doanh nghiệp. Đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cùng quy trình thăm khám kép kín, nhanh chóng, đảm bảo sự tận tâm đi đôi với an tâm.
Trên đây là những thông tin cần thiết về gói khám sức khỏe dành cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết phần nào giải đáp những thắc mắc của người lao động cũng như doanh nghiệp về tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ, quy trình trong một gói khám tiêu chuẩn và những lưu ý trước khi khám sức khỏe doanh nghiệp.