Cắt bao quy đầu cho trẻ là biện pháp cuối cùng được chỉ định khi trẻ bị hẹp bao da quy đầu và đã từng thử nhiều phương pháp khác nhau (như nong, bôi thuốc) để khắc phục nhưng không mang lại hiệu quả. Khi thực hiện quá trình tiểu phẫu này, nhiều bố mẹ thường vô cùng lo lắng không biết phương pháp này có an toàn với con trẻ không. Vậy trong bài viết hôm nay, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu để giải đáp được vấn đề này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vì sao cần phải cắt bao quy đầu cho trẻ?
Bao quy đầu là bộ phận vùng da bao xung quanh dương vật. Vùng da này bao trọn xung quanh đầu của dương vật khi nam giới còn nhỏ và thường sẽ tự động tụt xuống dưới vào thời điểm bé trai từ 4 – 5 tuổi Tuy nhiên, nếu qua giai đoạn này mà bé vẫn bị hẹp bao quy đầu thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức để đánh giá tình trạng bị bệnh lý về bao quy đầu và có biện pháp can thiệp kịp thời.
1.1 Khi nào thì trẻ cần phải cắt bao quy đầu?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nếu như trẻ bị hẹp bao quy đầu thì việc cắt bao quy đầu là biện pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định áp dụng sau khi đã thử các phương pháp không xâm lấn khác nhưng đều thất bại.
Ngoài ra, việc cắt bao quy đầu thường được thực hiện đối với những trẻ lớn (7-8 tuổi) và trước độ tuổi dậy thì, ít khi áp dụng cho trẻ em quá nhỏ trừ trường hợp gặp các triệu chứng như khó khăn trong tiểu tiện và viêm nhiễm trầm trọng. Những dấu hiệu khác thường ở bao quy đầu cần phải phẫu thuật bao gồm:
– Tình trạng bao quy đầu dài: Đây là hiện tượng da bao quy bao trùm toàn bộ vùng dương vật, khó có thể lộn được lớp da bao quy đầu xuống một cách tự nhiên, không lộ ra được dương vật kể cả khi trong trạng thái bình thường lẫn cương cứng (đối với nam giới trưởng thành).
– Tình trạng hẹp bao quy đầu: Đây là hiện tượng được xem là rất phổ biến ở trẻ nhỏ, cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu như khi trẻ đã lớn mà bao quy đầu vẫn hẹp, hoặc trẻ nhỏ nhưng khi đi tiểu gặp rất khó khăn và hay bị viêm nhiễm thì sẽ được xem là bệnh lý.
– Tình trạng nghẹt bao quy đầu: Là khi miệng bao quy đầu quá nhỏ hẹp, hay thậm chí là phần da bao của quy đầu dính luôn với đầu của dương vật và gây ra hiện tượng tắc nghẽn lưu thông máu ở phần quy đầu.
Chính vì vậy, cách tốt nhất để có thể hạn chế được các biến chứng có thể xảy ra là bố mẹ nên chủ động đưa bé đi khám và tiến hành cắt bao quy đầu theo chỉ định của bác sĩ.
1.2 Khi nào không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Ngược lại, đối với những trường dưới đây thì việc cắt bao quy đầu cho trẻ không nên được thực hiện đó là:
– Những bạn nhỏ đang ở độ tuổi dưới 1 tuổi
– Chưa từng thử quá những biện pháp không xâm lấn như đã được hướng dẫn (như tự nong bao quy đầu tại nhà, bôi thuốc).
– Lỗ tiểu của trẻ đóng thấp.
– Có dị dạng dương vật như là cong dương vật, vùi dương vật, dương vật nhỏ,… bởi vì cần da quy đầu để chỉnh sửa.
2. Quy trình cắt bao quy đầu cho trẻ diễn ra như thế nào?
Cắt bao quy đầu là quy trình cắt bỏ bớt phần da bao bọc quy đầu của dương vật. Quy trình này thường sẽ được diễn ra theo 5 bước. Hiện nay, việc cắt bao quy đầu sẽ được thực hiện bằng máy công nghệ cao và thời gian tiến hành rất ngắn cũng như không gây đau trong quá trình phẫu thuật.
Bước 1: Bác sĩ tiến hành kiểm tra lâm sàng
Trước khi tiến hành vào phẫu thuật thì bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của người bệnh đồng thời cũng kiểm tra tình trạng đang gặp phải là dài hay hẹp quy đầu, có đang bị viêm nhiễm hay không? Trong trường hợp người bệnh bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm liên quan, cần phải tiến hành điều trị dứt điểm viêm nhiễm rồi mới tiến hành phẫu thuật.
Bước 2: Vệ sinh và sát trùng
Người bệnh sẽ được đặt ở tư thế nằm ngửa, với những trẻ em ở độ tuổi dậy thì bác sĩ tiến hành cạo sạch lông ở vùng kín và sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn.
Bước 3: Gây tê vùng phẫu thuật
Vị trí được gây tê ở vị trí gốc dương vật. Ngoài ra, trước khi tiến hành phẫu thuật thì bác sĩ sẽ cho người bệnh uống kháng sinh để có tác dụng kháng khuẩn, tiêm giảm đau sau khi hết thuốc tê.
Bước 4: Tiến hành tiểu phẫu cắt bao quy đầu
Sau khi đã hoàn thành xong khâu chuẩn bị, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành làm thủ thuật cắt bao quy đầu bằng các dụng cụ thiết bị y tế chuyên dụng đã được tiệt trùng sạch sẽ cẩn thận với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Quá trình được diễn ra theo trình tự như sau:
– Sử dụng kìm kẹp chuyên dụng để bóc tách vùng bao quy đầu, đồng thời tiến hành kéo miệng bao quy đầu dãn ra và để lộ ra phần đầu dương vật.
– Bác sĩ sẽ đánh dấu vùng da cần cắt, cố định vị trí quy đầu sao cho được cân đối để đường cắt chuẩn xác nhất.
– Rạch một đường thẳng đi từ miệng bao quy đầu xuống dưới theo hướng ở giữa – mặt lưng cách rãnh quy đầu là 1cm.
– Tiến hành cắt đường bên bao quy đầu, cách đều rãnh quy đầu khoảng cách 1cm.
– Bác sĩ tiến hành tạo hình thẩm mỹ cho vùng kín.
Bước 5: Kết thúc quá trình tiểu phẫu
Bác sĩ sẽ kết thúc ca phẫu thuật sau khi đã cầm máu và khâu lại vết thương bằng chỉ tự tiêu. Cuối cùng là tiến hành băng bó lại vết thương để tránh các tác động từ bên ngoài.
Có thể thấy rằng, cắt bao quy đầu cho trẻ không phải là tiểu phẫu quá nguy hiểm cho nên nếu như không may trẻ mắc phải bệnh lý này thì bố mẹ hãy thật bình tĩnh và yên tâm đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám. Tuy nhiên, vì đây là tiểu phẫu yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác cao nên trước khi phẫu thuật bố mẹ nên lựa chọn những địa điểm uy tín và chất lượng nhé!