Phục hình răng bao gồm việc thay thế răng bị mất bằng việc sử dụng hàm răng giả thay thế hoặc một vài phương pháp làm răng nhân tạo khác. Việc phục hình răng giúp giải quyết các khiếm khuyết về cấu trúc răng miệng hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Trường hợp nào thì cần phục hình cho răng?
Phục hình răng sẽ được áp dụng cho một số trường hợp như:
– Người bị mất 1 hay nhiều răng, thậm chí mất hoàn toàn cả hàm răng
– Răng bị vỡ, mẻ, sứt
– Người có các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, mòn men răng, thiểu sản men răng,… cần phục hình để bảo vệ răng nhằm đảm bảo các chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ.
– Răng có khuyết điểm về thẩm mỹ nhưng bệnh nhân không có điều kiện hoặc không muốn chỉnh nha: răng thưa, răng hô móm nhẹ, răng khấp khểnh,…
2. Đâu là những phương pháp phục hình cho răng phổ biến nhất hiện nay?
Hiện nay có 2 phương pháp phục hình răng chính:
– Phục hình cố định: cấy ghép Implant, mão răng, làm cầu răng, dán sứ veneer,…
– Phục hình tháo lắp: hàm giả tháo lắp từng phần/toàn phần, hàm nhựa dẻo, hàm nhựa cứng,…
Tùy theo tình trạng và trường hợp của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại phục hình khác nhau. Mỗi loại phục hình răng sẽ có các đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm riêng. Do vậy, người bệnh cần đến các cơ sở Nha khoa để được thăm khám và tư vấn kỹ càng nhất.
2.1 Phục hình răng cố định
2.1.1. Phục hình hiệu quả bằng phương pháp trồng Implant
Trồng Implant là phương pháp cấy trụ và xương hàm, có chức năng giống như chân răng đã mất. Đây là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất hiện nay, có thể phục hình một, hai hay toàn bộ hàm răng hiệu quả. Sau khi răng đã được cấy trụ thành công, các bác sĩ sẽ chụp (mão) răng sứ lên trên để thay phần thân răng, đảm bảo răng thay thế vững chắc, dễ dàng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ được bảo đảm.
Phục hình bằng phương pháp trồng Implant cũng không ảnh hưởng hay gây tổn thương đến các răng xung quanh, không cần mài dũa nên được các bác sĩ thường xuyên lựa chọn do tính hiệu quả và độ bền cao, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Do trồng Implant đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật cực cao của bác sĩ, do đó, không phải bác sĩ Nha khoa nào cũng có thể thực hiện phương pháp này. Ngoài ra, chi phí cho một ca ghép Implant thường cao hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, đây là một trong những phương pháp được khách hàng lựa chọn nhiều nhất do những ưu điểm vượt trội của nó.
2.1.2. Bọc răng sứ
Các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy,…. hoặc các trường hợp răng thiếu thẩm mỹ như ngả màu, răng sứt mẻ, nứt vỡ, răng hô móm, khấp khểnh,… bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ để cải thiện tình trạng hiện nay.
Bọc răng sứ hiện nay được rất nhiều khách hàng ưa chuộng vì tính thẩm mỹ cao. Bọc răng sứ cũng giúp khách hàng cải thiện và thay đổi hoàn toàn từ màu sắc, hình dáng của răng, nâng tầm vẻ đẹp của hàm răng của người bệnh.
2.1.3. Làm cầu răng
Có một số trường hợp mất răng mà không thể trồng răng Implant thay thế thì phương pháp làm cầu răng sứ sẽ được sử dụng. Cầu răng sứ được thực hiện bằng cách sử dụng các răng kế cận vị trí răng đã mất để làm trụ cầu răng giả. Những chiếc răng thật được sử dụng làm trụ sẽ được mài nhỏ bớt cùi răng, sau đó những chiếc răng này sẽ đóng vai trò nâng đỡ nhịp cầu răng sứ gắn liền với nhau để thay thế cho các răng đã mất.
Cầu răng sứ có thời gian thực hiện ngắn hơn và có độ bền lên đến vài năm nếu việc vệ sinh và chăm sóc được đảm bảo. Ngoài ra, chi phí làm cầu răng cũng tiết kiệm và phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người bệnh hơn.
Tuy nhiên, cầu răng sứ cũng có khuyết điểm là không thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm nên sau một thời gian lắp cầu răng, chúng sẽ bị xô lệch và không còn phù hợp với khuôn xương hàm tại thời điểm ấy nữa.
2.1.4 Dán sứ Veneer
Dán sứ veneer là một trong những giải pháp làm sứ mà không cần phải mài nhỏ răng. Đây là phương pháp lột xác cho răng, hạn chế xâm lấn, bảo vệ tối đa răng thật. Để dán sứ veneer, các bác sĩ sẽ mài 1 lớp rất mỏng từ 0,2mm – 0,5mm bề mặt ngoài răng. Sau đó, miếng dán sứ Veneer sẽ được đặt trên răng thật và đính chắc vào răng bằng hệ thống keo dán chuyên dụng, có thể sử dụng lâu dài.
2.2. Phục hình răng tháo lắp
Đây là phương pháp hữu dụng cho những trường hợp bị mất răng, không áp dụng với các trường hợp răng sứt mẻ, gãy vỡ,… Phục hình tháo lắp sử dụng các hàm răng giả được chế tạo để người bệnh đeo mang khi có nhu cầu ăn nhai. Những hàm răng này cũng có thể tháo lắp linh hoạt, dễ dàng vệ sinh.
Có 2 loại hàm răng giả bác sĩ thường sử dụng tùy theo tình trạng mất răng của người bệnh:
– Hàm răng giả bán phần
– Hàm răng giả toàn phần
Đây là kỹ thuật được thực hiện đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy dấu hàm để có thể chế tạo ra hàm răng giả phù hợp nhất với khuôn răng của mình. Ngoài ra, đây cũng là kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, răng giả có thể khiến người bệnh cảm giác vướng víu, đau và độ bền không cao.
3. Lựa chọn phương pháp phục hình cho hàm răng thế nào để phù hợp?
Tùy theo số răng bị mất, tình trạng của răng và hàm của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một vài phương pháp phù hợp. Người bệnh có thể cân nhắc theo tiêu chí độ bền, độ thẩm mỹ và quan trọng là chi phí sao cho phù hợp với khả năng của mình để hàm răng được phục hình hoàn mỹ nhất.
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có đầy đủ các dịch vụ phục hình răng để người bệnh có thể thoải mái lựa chọn. Quá trình phục hình răng sẽ được các bác sĩ Nha khoa có hơn 15 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị. Hệ thống trang thiết bị, máy móc tại Thu Cúc TCI cũng được đầu tư, cập nhật những công nghệ mới và hiện đại nhất hiện nay.
Có điều gì còn thắc mắc và cần được giải đáp, hãy liên hệ cho chúng tôi qua tổng đài để được hỗ trợ nhanh nhất.