Chào bác sĩ! Em đang mang thai tháng thứ 5 và đã có hiện tượng phù ở hai chân. Đêm nằm ngủ em gác chân lên cao thì sáng ra đỡ phù nhưng ngồi làm việc lâu chân lại phù lại. Xin hỏi bác sĩ, phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ! (Dương Phương – Hà Nội)
Trả lời:
Chào chị Dương Phương! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị. Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Câu hỏi phù chân khi mang thai có nguy hiểm không của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Phù thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, phù xuất hiện sớm.
Phù khi mang thai có nguy hiểm không? Phù khi mang thai có hai dạng chính là: Phù chèn ép và phù bệnh lý. Theo như mô tả của chị, khả năng chị bị phù chèn ép. Phù chèn ép thường không đáng lo ngại. Hiện tượng phù sẽ giảm khi thai phụ nghỉ ngơi. Khi có hiện tượng phù chèn ép, trong quá trình nghỉ ngơi thai phụ nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu và nên gác chân lên cao.
Ngoài ra, thai phụ có thể đun sôi râu ngô với một vài cốc nước, dùng để uống hàng ngày hoặc cũng có thể uống nhiều nước. Ngâm chân bằng nước ấm 10-15 phút trước khi đi ngủ cũng làm giảm phù nề rất hiệu quả.
Phù bệnh lý nguy hiểm hơn phù chèn ép. Phù bệnh lý trong quá trình mang thai là dấu hiệu của hiện tượng nhiễm độc thai nghén và cần theo dõi chặt chẽ và có biện pháp can thiệp kịp thời.
…
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về phù chân khi mang thai có nguy hiểm không, bạn Dương Phương vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.