Phẫu thuật nội soi và những thắc mắc thường gặp

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Phẫu thuật nội soi ngày càng trở nên phổ biến và trở thành lựa chọn hàng đầu của bác sĩ lẫn bệnh nhân hiện nay. Phương pháp này được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý ở nhiều cơ quan khác nhau: thanh quản, phổi, thực quản – dạ dày, đại tràng, ổ bụng, vùng chậu, khớp…

Phẫu thuật nội soi còn được gọi là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Trong loại phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tạo một vài vết rạch rất nhỏ ở vị trí cần phẫu thuật, sau đó đưa ống nội soi có gắn camera và nguồn sáng vào trong cơ thể, tiếp đến là các dụng cụ cần cho cuộc mổ.  Camera sẽ truyền hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể lên màn hình tivi. Bác sĩ dựa vào hình ảnh từ camera để thực hiện các thao tác cần thiết.

Phẫu thuật nội soi ngày càng trở nên phổ biến và trở thành lựa chọn hàng đầu của bác sĩ lẫn bệnh nhân hiện nay.

Phẫu thuật nội soi ngày càng trở nên phổ biến và trở thành lựa chọn hàng đầu của bác sĩ lẫn bệnh nhân hiện nay.

Lợi ích của phẫu thuật nội soi:

  • Ít đau vì vết rạch rất nhỏ
  • Thời gian phục hồi nhanh hơn
  • Rút ngắn thời gian nằm viện
  • Sớm quay trở lại sinh hoạt bình thường
  • Ít để lại sẹo
  • Hạn chế các biến chứng

Trước khi tiến hành phẫu thuật nội soi, người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin về các loại thuốc hiện đang sử dụng (kể cả chất bổ sung và thảo dược) với bác sĩ. Bác sĩ có thể điều chỉnh về liều lượng thuốc hoặc đề nghị tạm ngừng sử dụng để tránh ảnh hưởng tới kết quả của phẫu thuật nội soi. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Các thuốc chống đông máu như thuốc làm loãng máu
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), bao gồm cả aspirin hoặc ibuprofen
  • Thuốc ảnh hưởng tới đông máu
  • Thảo dược và chất bổ sung
  • Vitamin K

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ hoặc chụp X quang. Người bệnh cũng có thể sẽ phải thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh nhất định như siêu âm, chụp CT hay MRI.
Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ hình dung trực quan rõ hơn cơ quan có vấn đề bên trong cơ thể, góp phần cải thiện hiệu quả của phẫu thuật nội soi.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ hoặc chụp X quang.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ hoặc chụp X quang.

Người bệnh cần nhịn ăn uống ít nhất là 8 giờ trước khi mổ.
Sau khi hoàn thành phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển tới khu vực khác để chăm sóc và theo dõi. Nhiều trường hợp có thể trở về nhà ngay trong ngày. Trong quá trình hồi phục, nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, ăn uống hợp lý và tái khám đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Biến chứng sau phẫu thuật nội soi là rất hiếm tuy nhiên như với bất cứ loại phẫu thuật nào, phẫu thuật nội soi vẫn tồn tại một số biến chứng nhất định như nhiễm trùng, chảy máu trong ổ bụng, hình thành sẹo. Gây mê trong phẫu thuật có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và viêm phổi nhưng tỷ lệ người bệnh gặp phải biến chứng này rất thấp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital