Ợ chua là một trong những triệu chứng phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa, thường bị xem nhẹ vì nhiều người cho rằng đây chỉ là hiện tượng bình thường sau khi ăn. Ợ chua có sao không: Đây không đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu thoáng qua mà có thể tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Bị ợ chua có thể do yếu tố nào?
Ợ chua là cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị hoặc sau xương ức, thường đi kèm với vị chua trong miệng, xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Một số yếu tố thường được xem như nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ chua như:
1.1. Chế độ ăn uống không hợp lý
Một chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây ợ chua. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, cay nóng, hoặc đồ uống có cồn và cafein làm tăng nguy cơ trào ngược axit.
1.2. Thói quen sinh hoạt không tốt
Thói quen ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhanh, nằm ngay sau khi ăn, hoặc mặc quần áo bó sát vùng bụng đều làm tăng áp lực lên dạ dày, góp phần gây ra ợ chua.
1.3. Tình trạng bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa
– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ợ chua. Khi cơ vòng thực quản dưới không hoạt động tốt, axit trong dạ dày dễ dàng trào ngược lên.
– Loét dạ dày tá tràng: Tổn thương ở niêm mạc dạ dày khiến axit dễ bị đẩy ngược lên thực quản.
– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn này làm tăng tiết axit dạ dày, gây ra các triệu chứng như ợ chua.
– Một số nguyên nhân liên quan đến vận động thực quản dẫn đến tình trạng cơ vòng thực quản dưới hoạt động không tốt, từ đó gây ra ợ chua. Các nguyên nhân này thường cần đến biện pháp chuyên sâu để phát hiện và điều trị dứt điểm thay vì chỉ điều trị trào ngược dạ dày.
2. Biểu hiện của ợ chua
Ợ chua có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
2.1. Rát, nóng ở vùng thượng vị
Đây là biểu hiện đặc trưng của ợ chua, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi nằm xuống. Người bệnh có thể cảm thấy cảm giác rát hoặc nóng như lửa đốt ở khu vực phía trên rốn. Tình trạng này thường xảy ra khi dạ dày sản sinh quá nhiều axit, hoặc khi van dạ dày hoạt động không hiệu quả, khiến axit dễ dàng trào ngược lên thực quản.
2.2. Vị chua, đắng trong miệng
Khi axit dạ dày trào lên, người bệnh thường cảm nhận rõ ràng vị chua hoặc đắng trong miệng. Hiện tượng này xảy ra khi axit hoặc dịch mật từ dạ dày di chuyển ngược lên, tạo ra cảm giác khó chịu ở miệng. Đặc biệt, cảm giác này có thể trở nên rõ rệt hơn sau bữa ăn lớn, khi người bệnh nằm nghỉ hoặc nghiêng người.
2.3. Khó nuốt hoặc đau rát họng
Axit trào ngược có thể gây kích ứng niêm mạc họng, dẫn đến cảm giác đau rát hoặc khó nuốt. Biểu hiện này thường xảy ra khi axit từ dạ dày trào lên thực quản và họng, gây tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ. Người bệnh có thể cảm thấy vướng víu, đau nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn khi nuốt thức ăn, nước uống, hoặc thậm chí cả nước bọt. Trong một số trường hợp, cảm giác khó nuốt còn đi kèm với đau rát lan tỏa từ họng xuống vùng ngực.
2.4. Ho mãn tính hoặc khàn giọng
Trong một số trường hợp, axit trào ngược gây tổn thương dây thanh quản, dẫn đến ho kéo dài hoặc giọng nói bị khàn. Khi axit dạ dày trào ngược lên họng và thanh quản, niêm mạc tại đây dễ bị kích thích hoặc viêm nhiễm. Kết quả là người bệnh thường xuyên bị ho, đặc biệt vào ban đêm hoặc sau bữa ăn. Ngoài ra, tổn thương dây thanh quản cũng có thể làm thay đổi chất giọng, khiến giọng nói trở nên khàn hoặc yếu. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, người bệnh có nguy cơ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm thanh quản mãn tính.
3. Biến chứng của ợ chua nếu không được chẩn đoán và điều trị
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ợ chua có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể.
3.1. Viêm thực quản
Axit dạ dày trào ngược liên tục gây tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến viêm thực quản. Biến chứng này có thể gây đau, chảy máu và tăng nguy cơ hẹp thực quản.
3.2. Ợ chua có sao không – Cẩn trọng với Barrett thực quản
Barrett thực quản là tình trạng niêm mạc thực quản bị biến đổi. Đây là hậu quả của quá trình tiếp xúc lâu dài với axit dạ dày. Barrett thực quản thường được cho là hiện tượng có nguy cơ cao dẫn đến ung thư thực quản.
3.3. Loét thực quản
Axit dạ dày gây tổn thương sâu vào lớp niêm mạc thực quản, dẫn đến loét. Người bệnh có thể gặp triệu chứng đau dữ dội và khó khăn trong ăn uống.
3.4. Ợ chua có sao không: Cẩn trọng với các biến chứng ngoài thực quản
Axit trào ngược không chỉ ảnh hưởng đến thực quản mà còn gây ra các vấn đề hô hấp như viêm phổi hít, ho mãn tính hoặc làm nặng thêm bệnh hen suyễn.
4. Chẩn đoán ợ chua bằng những phương pháp nào?
Để xác định chính xác nguyên nhân gây ợ chua và mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán hiện đại.
4.1. Nội soi tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa là phương pháp tiêu chuẩn để kiểm tra tình trạng niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng. Kỹ thuật này giúp phát hiện các tổn thương như viêm, loét, hoặc Barrett thực quản.
4.2. Đo HRM
Đo áp lực và nhu động thực quản – đo HRM – là phương pháp hiện đại đo lường chức năng cơ vòng thực quản và nhu động thực quản. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá tình trạng cơ vòng thực quản dưới, giúp chẩn đoán chính xác các vấn đề liên quan đến ợ chua.
4.3. Đo pH thực quản 24 giờ
Phương pháp này đo lượng axit trào ngược lên thực quản trong 24 giờ, cung cấp thông tin chi tiết về mức độ nghiêm trọng của trào ngược. Đo pH thực quản thường được chỉ định khi các triệu chứng không điển hình hoặc khi nội soi không phát hiện bất thường.
Hiện nay, hệ thống y tế hiện đại như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (TCI) đã áp dụng hiệu quả các phương pháp này, đặc biệt là đo HRM và đo pH 24h thực quản. Đây là những kỹ thuật tiên tiến giúp chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị hiệu quả các trường hợp ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản.
5. Phương pháp điều trị ợ chua
Việc điều trị ợ chua cần dựa trên nguyên nhân cụ thể và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Thông thường, phác đồ điều trị bao gồm các biện pháp thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và can thiệp y khoa khi cần thiết.
Người bệnh được khuyến nghị duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm kích thích như đồ chiên rán, cay nóng, và tránh ăn khuya. Ngoài ra, việc duy trì cân nặng hợp lý và tránh căng thẳng cũng rất quan trọng.
Trong trường hợp ợ chua do bệnh lý như GERD hoặc loét dạ dày tá tràng, các phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp, nhằm giảm tiết axit và bảo vệ niêm mạc thực quản. Các biện pháp can thiệp như phẫu thuật có thể được xem xét khi triệu chứng không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Ợ chua có sao không: Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiện tượng ợ chua có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Bệnh nhân cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.