Mặc dù không thể phủ nhận những ưu điểm vượt trội của niềng răng, tuy nhiên bên cạnh ưu điểm thì trong quá trình niềng răng cũng sẽ tồn tại một số vấn đề.
Vậy niềng răng có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không, những thắc mắc thường gặp về niềng răng sẽ được “bật mí” ngay tại bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vài nét về các phương pháp niềng răng hiện nay
Niềng răng là phương pháp sử dụng những loại khí cụ nha khoa để nắn chỉnh răng mọc sai lệch về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Không chỉ mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, niềng răng còn được đánh giá là phương pháp ưu việt giúp cải thiện được các bệnh lý về răng miệng, cải thiện chức năng ăn nhai cũng như sức khỏe răng miệng.
Hiện nay, bạn có nhiều sự lựa chọn về loại mắc cài niềng răng, từ những loại mắc cài “truyền thống” có thể nói là đã quá quen thuộc như mắc cài kim loại, mắc cài sứ đến những phương pháp hiện đại, tính thẩm mỹ cao hơn như mắc cài sứ, mắc cài mặt trong hay mắc cài Invisalign. Nhìn chung, mỗi loại mắc cài đều sở hữu ưu, khuyết điểm răng và bên cạnh đó cũng phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó, trước tiên bạn cần đi kiểm tra tình trạng răng miệng để được các bác sĩ tư vấn về phương pháp niềng phù hợp, sau đó hãy cân nhắc đến các yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.
2. Niềng răng có có ảnh hưởng gì không?
Một phương pháp dù có ưu việt đến đâu thì cũng sẽ không tránh khỏi việc tồn tại một số khuyết điểm, và niềng răng cũng không phải ngoại lệ. Trước tiên, bạn cần biết để nắn chỉnh răng về đúng vị trí như mong muốn thì bắt buộc phải sử dụng khí cụ tác động nhiều đến răng miệng, như vậy điều này ít nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Cụ thể, trước khi niềng răng thì bạn nên cân nhắc đến một số vấn đề như sau:
2.1. Cảm giác khó chịu nhẹ ban đầu
Hầu hết những người mới đeo niềng răng cho biết họ thường có cảm giác khó chịu nhẹ trong thời gian mới bắt đầu niềng. Tuy nhiên, đừng lo lắng bởi cảm giác này sẽ giảm dần theo thời gian, đặc biệt là khi bạn đã quen với sự tồn tại của mắc cài.
2.2. Nguy cơ sâu răng
Gắn mắc cài lên răng đồng nghĩa với việc vệ sinh răng miệng sẽ khó hơn thông thường, do bàn chải đánh răng khó có thể vệ sinh kỹ các góc trong kẽ răng. Việc vệ sinh không sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng.
Do đó, đối với người niềng răng thì vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng. Để ngăn ngừa nguy cơ sâu răng thì trước tiên bạn cần làm sạch răng kỹ lưỡng 2 lần/ngày kết hợp với việc sử dụng bàn chải kẽ để làm sạch vị trí kẽ răng khó vệ sinh. Ngoài ra, nếu như có điều kiện thì bạn có thể trang bị thêm máy tăm nước để răng hàm được vệ sinh sạch sẽ hơn.
2.3. Đau nhức ở hàm
Trên thực tế, đau hàm là tình trạng khá phổ biến khi niềng răng, đặc biệt là ở mỗi lần tái khám chỉnh nha theo định kỳ, bởi trong quá trình dịch chuyển răng, hàm cũng sẽ có sự thay đổi để phù hợp với răng nên có thể gây đau. Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
2.4. Niêm mạc tổn thương
Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ được gắn mắc cài và dây cung lên răng, điều này có thể kích thích lên niêm mạc miệng tạo cảm giác khó chịu. Tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện nếu như bạn sử dụng các loại sáp nha khoa để bôi vào chỗ bị đau.
3. Niềng răng có nguy hiểm không?
Như vậy có thể thấy niềng răng có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Tuy nhiên, với thắc mắc niềng răng có nguy hiểm không thì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bác sĩ thực hiện hay phương pháp niềng răng phù hợp. Bởi nếu như được niềng đúng cách, bác sĩ có tay nghề đảm bảo và quy trình niềng được xây dựng hợp lý, phù hợp thì bạn hoàn toàn không cần phải lo ngại đến những tác hại của niềng răng.
Trái lại, nếu như được thực hiện sai cách, người niềng có thể phải đối mặt với một số nguy cơ tiềm ẩn dưới đây:
3.1. Chết tủy răng
Khi được niềng răng đúng cách, bạn có thể duy trì kết quả niềng ổn định vĩnh viễn. Mặt khác, nếu bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng răng bị nghiêng, lung lay, không thẳng hàng. Dưới tác động của dây cung và mắc cài, chân răng dễ có nguy cơ bị hỏng gây viêm tủy, nặng hơn là chết tủy răng.
3.2. Chứng cứng liền khớp (Tên gọi khác Ankylosis)
Cứng liền khớp là tình trạng xảy ra khi chân răng tích hợp vào xương, đây là tình trạng vô cùng hiếm gặp và cũng khó dự đoán nếu như bác sĩ không chụp X-quang trước khi bắt đầu quá trình chỉnh nha.
3.3. Biến dạng khuôn mặt
Một số trường hợp người niềng răng trong độ tuổi phát triển kéo theo xương hàm cũng phát triển, lúc đó gương mặt sẽ dễ bị thay đổi nếu không cẩn thận khi tiến hành niềng răng. Trong trường hợp khuôn mặt đã bị lệch mà bác sĩ vẫn chỉ định tiếp tục niềng thì nguy cơ biến dạng có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
3.4. Răng yếu, dễ rụng
Khi bác sĩ có tay nghề không đảm bảo, thì răng và hàm của người niềng trở nên yếu hơn sau khi niềng là hoàn toàn có thể xảy ra. Có thể, bạn sẽ không nhận thấy rõ điều này khi mới kết thúc quá trình niềng răng, tuy nhiên, càng về sau, bộ nhai sẽ trở nên yếu hơn, răng cũng dễ đau và rụng sớm hơn. Nguyên nhân được xác định là do bác sĩ đã sử dụng lực mạnh quá mức cho phép khi tác động lên răng, khiến cho hàm bị tụt lợi, tiêu xương ổ răng hoặc sai khớp.
Như vậy có thể thấy, để quá trình niềng răng đạt kết quả như mong muốn thì việc lựa chọn bác sĩ thực hiện cũng như địa chỉ niềng đảm bảo luôn là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, đừng quên rằng quá trình chăm sóc răng miệng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để hạn chế những tác hại có thể xảy ra. Lưu ý thực hiện lời khuyên của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ chỉnh nha được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Sở hữu đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt hàng đầu với hơn 15 năm năm kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của các thiết bị chỉnh nha hiện đại, tân tiến được nhập khẩu từ các nước có nền nha khoa lớn nhất thế giới, khách hàng khi đến với Thu Cúc TCI không chỉ được đảm bảo kết quả sau niềng mà còn có cơ hội trải nghiệm dịch vụ chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.