Niềng răng là một giải pháp vô cùng hữu ích nhằm cải thiện những khiếm khuyết răng miệng ở trẻ em. Vậy trong quá trình niềng răng cho trẻ cần lưu ý điều gì, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để “đút túi” những kinh nghiệm bổ ích bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Trường hợp nào trẻ cần phải niềng răng?
Thông thường, với những trẻ có tình trạng răng miệng sai lệch thì bố mẹ cần đưa trẻ tới nha sĩ thăm khám và kiểm tra để sớm thực hiện quá trình niềng răng. Một số sai lệch thường gặp về răng miệng ở trẻ em có thể kể đến:
– Răng mọc chen chúc, mọc sai vị trí ở trên cung hàm
– Răng quá thưa, mọc xa nhau hoặc răng xô lệch không lệch lạc
– Răng có nhiều biểu hiện sai khớp cắn như: Cắn chìa, cắn sâu, cắn chéo hoặc cắn hở
– Răng của trẻ bị hô, móm, vẩu
Để nói về nguyên nhân xuất hiện tình trạng trên, đầu tiên đó có thể là yếu tố di truyền. Thường với những trường hợp gia đình có cha mẹ, ông bà có khung xương hàm nhỏ, răng quá to hoặc ngược lại, răng và hàm thường có sự mất cân xứng cũng như răng mọc theo xu hướng lệch lạc, không ngay ngắn trên cung hàm thì khả năng cao trẻ cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
Ngoài ra, ở trẻ có thói quen không tốt về răng miệng từ sớm như mút ngón tay, mút môi hoặc cắn môi, đẩy lưỡi cũng có thể gây ảnh hưởng đến răng miệng.
Đôi khi, việc răng không đều có thể do trẻ bị mất răng sữa từ sớm hoặc do yếu tố dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xương hàm. Nhìn chung, để điều trị tình trạng răng sai lệch của con thì trước tiên bố mẹ cần xác định nguyên nhân nhằm có phương hướng điều trị hiệu quả.
2. Thời điểm “vàng” để đưa trẻ đi niềng răng
Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện chỉnh nha là trong vòng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì bởi đây là thời điểm cơ thể trẻ còn đang phát triển, đồng thời xương hàm còn chưa cố định. Cụ thể, theo các chuyên gia về nha khoa, độ tuổi thích hợp để niềng răng rơi vào khoảng từ 12 đến 16 tuổi. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, trẻ đang thay răng sữa, răng chưa ổn định vĩnh viễn nên rất thuận lợi cho việc uốn nắn.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, quá trình chỉnh nha cũng sẽ dễ dàng hơn so với người trưởng thành, lực tác động diễn ra khá nhanh, răng cũng dịch chuyển nhanh, rút ngắn thời gian niềng tối đa mà vẫn đảm bảo kết quả thuận lợi như mong muốn. Ngoài ra thì lợi ích khi niềng răng cho trẻ từ sớm là trẻ không cần phải nhổ răng, do đó quá trình niềng răng nhìn chung cũng nhẹ nhàng và đơn giản, không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến cơ thể.
Đồng thời, nếu được chỉnh nha vào đúng thời điểm kể trên, trẻ cũng sẽ duy trì được kết quả chỉnh nha mà không phải đeo hàm duy trì 24/24 như người trưởng thành.
3. Quy trình niềng răng ở trẻ em thế nào
Thông thường, thời gian niềng răng ở trẻ em thường ngắn hơn so với người trưởng thành, dao động trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm tùy thuộc vào mức độ sai lệch của từng trẻ.
Hiện nay, bố mẹ có thể lựa chọn kỹ thuật niềng có mắc cài hoặc không có mắc cài cho trẻ. Với niềng răng có mắc cài thì thường phổ biến hơn, bao gồm các loại mắc cài truyền thống như mắc cài kim loại, mắc cài sứ, kim loại tự buộc hoặc mắc cài mặt lưỡi. Những phương pháp này thì có ưu điểm là hiệu quả cao, chi phí cũng tiết kiệm hơn so với kỹ thuật không mắc cài. Tuy nhiên, nếu như bố mẹ có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ đồng thời sở hữu điều kiện tài chính tốt thì có thể lựa chọn loại niềng răng không mắc cài, hay còn gọi là niềng răng trong suốt. Đây có thể nói là phương pháp niềng ưu việt nhất hiện nay, khi vừa đem đến hiệu quả cao đồng thời cũng đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
Nhìn chung, mặc dù có sự khác biệt lớn về đặc điểm cũng như cấu tạo, tuy nhiên các kỹ thuật niềng răng ở trẻ em đều trải qua một quy trình tương tự như sau:
– Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang răng để đánh giá tình trạng răng miệng cụ thể ở trẻ
– Bước 2: Lấy dấu răng để lên phác đồ niềng răng hiệu quả cũng như thiết kế khí cụ chỉnh nha
– Bước 3: Đeo khí cụ lên răng, bắt đầu quá trình chỉnh nha
– Bước 4: Trẻ thực hiện tái khám định kỳ để bác sĩ điều chỉnh những sai lệch (nếu có) hoặc tăng lực siết lên dây thun giúp răng nhanh chóng di chuyển
– Bước 5: Tháo khí cụ chỉnh nha, kết thúc quá trình niềng răng. Tuy nhiên ở giai đoạn này, trẻ vẫn cần phải thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra mức độ ổn định của răng miệng sau khi niềng.
4. Những lưu ý về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ niềng răng
Khi niềng răng, trẻ sẽ ăn uống khó hơn bình thường, do đó bố mẹ cần lưu ý đặc biệt về cách chăm sóc răng miệng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bố mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ niềng răng, bao gồm:
– Hướng dẫn hoặc vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Không để thức ăn bám vào mắc cài gây hôi miệng hoặc nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu…
– Chế biến thức ăn sao cho mềm, dễ nhai, nuốt, có thể bổ sung thêm dưỡng chất, vitamin bởi nếu thiếu chất thì răng trẻ sẽ rất dễ bị yếu đi
– Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ăn quá lạnh như kem, đá
– Đưa trẻ tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ chỉnh nha
Hi vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bậc phụ huynh hiểu thêm về niềng răng cho trẻ. Đừng quên lựa chọn địa chỉ niềng răng, tin cậy để quá trình niềng của con yêu đạt kết quả tốt nhất.
Hiện nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Thu Cúc TCI đang là một trong những cơ sở chỉnh nha được rất nhiều khách hàng tin tưởng. Đặc biệt hơn, 100% khách hàng đến với Thu Cúc TCI đều có trải nghiệm hài lòng tuyệt đối bởi:
– Bác sĩ Răng Hàm Mặt giỏi, có chuyên môn cao, xây dựng phác đồ niềng răng phù hợp, đưa ra phán đoán chính xác về hướng di chuyển của răng giúp trẻ có kết quả niềng hoàn hảo nhất
– Không gian thăm khám sang trọng, tiện nghi, cho trẻ cảm giác thoải mái như ở nhà
– Máy móc, dụng cụ chỉnh nha hiện đại, an toàn tuyệt đối với trẻ
– Điều dưỡng nhiệt tình, tận tâm, chăm sóc trẻ ân cần, chu đáo, đặc biệt là hỗ trợ 24/24
– Tiết kiệm chi phí thông qua hỗ trợ những chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh